Hôm nay:

Kinh hãi, xúc xích Trung Quốc được tẩm thuốc diệt côn trùng

Kinh hãi, xúc xích Trung Quốc được tẩm thuốc diệt côn trùng

(Xã hội) - Thịt nát, thối và thuốc diệt côn trùng sau khi được trộn lẫn với phụ gia rồi cho vào nướng sẽ trở thành những cái xúc xích ngon lành. Đó là công nghệ làm ra những chiếc xúc xích Trung Quốc mà hàng ngày các mẹ vẫn cho con ăn.

Xúc xích của Trung Quốc bày bán tràn ngập thị trường Việt Nam
Trên bất kỳ con đường nào, khu chợ nào, quán ăn nào tại Việt Nam chúng ta cũng dễ dàng trông thấy người ta đang rán hoặc nướng xúc xích. Hầu hết trong số đó là xúc xích Trung Quốc.
xúc xích trung quốc
Xúc xích Trung Quốc giá rẻ bày bán khắp nơi và là món khoái khẩu của nhiều người
Trung Quốc hơn hẳn các quốc gia láng giềng nào khác của Việt Nam là nơi chế biến xúc xích cực lớn. Và có thể nói không quá là ngoài những thương hiệu được bày bán trong siêu thị thì ngoài thị trường tự do, kể cả các đại lý lớn đều bị chiếm lĩnh bởi xúc xích Trung Quốc. Từng chiếc xúc xích được xếp hổ lốn trong một cái bao tải và quẳng vào bảo quản trong kho lạnh. Tất cả những cái xúc xích “trần truồng” này đều có xuất xứ từ các cơ sở gia công ở Trung Quốc.
Điều đáng chú ý nhất với xúc xích được nhập lậu từ Trung Quốc là có giá rất rẻ. Chúng ta cứ thử hình dung khi thịt lợn trên thị trường có giá 100 ngàn đồng/1 kg thì xúc xích chỉ có giá 60 ngàn đồng/1 kg. Như vậy thì lời lãi ra? Xúc xích được qua nhiều khâu chế biến lại có có giá rẻ hơn cả giá nguyên liệu làm ra nó. Vậy bí mật trong việc kinh doanh này là gì?
Sự thật  chế biến xúc xích của Trung Quốc
Không có gì là bí mật trong cách chế biến xúc xích trong các cơ sở gia công ở thành phố Thái Hưng, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Trong những xưởng chế biến hết sức đơn sơ là la liệt những tảng thịt nát, bốc mùi hôi thối.
xúc xích trung quốc
 Những tảng thịt nát, bốc mùi hôi thối được tẩy mùi bằng thuốc tẩy trắng, rượu và trộn thuốc chống côn trùng
 Sau khi được làm sạch, khử mùi hôi thối, những tảng thịt nát được xếp ngay ngắn vào một cái xô. Công nhân của xưởng chế biến sẽ lấy một chai nước màu đỏ, được gọi là chất tạo màu và một ít thuốc bảo quản hòa lẫn với nhau và tưới đều lên các tảng thịt. Chưa xong, các tảng thịt sau khi được trộn hỗn hợp này sẽ được nhúng tiếp vào một xô nước khác rồi mới tiến hành làm khô. Hỏi, nước trong xô là nước gì? Công nhân xưởng chế biến này hồn nhiên trả lời đó là thuốc chống côn trùng!
Họ giải thích rằng, mùi của xúc xích rất thu hút các loại ruồi, nhặng đến sinh sống và đẻ trứng trên đó. Không còn cách nào hay hơn là họ nhúng qua thuốc diệt côn trùng và tuyệt nhiên không có một con ruồi nào dám bén mảng. Và nếu có những con ruồi, nhặng chết trên những tảng thịt nát này thì công nhân ở đây cũng sẵn sàng cho chúng vào lò nướng cùng với xúc xích.
Thịt nát, thối và thuốc diệt côn trùng sau khi được trộn lẫn với phụ gia rồi cho vào nướng sẽ trở thành những cái xúc xích ngon lành. Nhưng nhiều công nhân khẳng định rằng, có những cái xúc xích đã bị loại bỏ ngay sau khi ra lò vì nó không thể nào ăn được. Một chất độc đặc biệt nguy hiểm được các xưởng gia công này sử dụng vượt quá giới hạn cho phép là chất hóa học Natri nitrit để làm chất tạo màu.
Ở Mỹ, người ta đã tìm thấy trong xúc xích Trung Quốc có mặt của loại thuốc trừ sâu cực độc và đưa ra cảnh báo cấp nguy hiểm. Còn ở Việt Nam, xúc xích bẩn của Trung Quốc vẫn đang âm thầm đe dọa sức khỏe của mỗi người mà chưa có biện pháp ngăn chặn nào.
Nguy cơ gây ung thư cao
Những chiếc xúc xích Trung Quốc bày bán tại chợ Đồng Xuân: không dán nhãn nhập khẩu, không có ngày, tháng sản xuất, phải khó khăn lắm,  hạn sử dụng được in nhòe nhoẹt phía sau bao bì là 28/1/2019 (?!). Trong khi đó, hầu hết các loại xúc xích thông thường chỉ có thời hạn sử dụng trong vòng ba tháng.
TS Nguyễn Duy Thịnh, Giám đốc Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội bất ngờ trước thông tin xúc xích có thể bảo quản trong vòng gần chục năm: “Ngoại trừ sử dụng phương pháp chiếu xạ với cường độ cực mạnh, khó có thể để thực phẩm với thời gian dài như thế”. Ông Thịnh cho biết, thông thường, thực phẩm dù sử dụng chất bảo quản cũng chỉ có thời hạn phổ biến là ba-sáu tháng, tối đa là hai năm. Muốn bảo quản lâu, sản phẩm đòi hỏi phải đảm bảo thanh trùng tốt, bao bì kín được hút chân không. Các chất bảo quản sử dụng phổ biến trong xúc xích là kali sorbate và nitrit (hay còn gọi là săm-pết). Trong đó, săm-pết vừa có tính năng bảo quản, vừa làm tươi, đỏ màu xúc xích. Tuy nhiên, ông Thịnh cảnh báo, nếu sử dụng quá liều, săm-pết sẽ phản ứng với axit amin có trong thịt để tạo ra samin, chất gây ung thư.
Người Mỹ có một câu nói rằng “một quả táo Trung Quốc đủ để làm cho các bác sĩ chuyên khoa ung thư của Mỹ bận rộn suốt cả ngày”. Vấn đề thực phẩm độc hại của Trung Quốc không chỉ là vấn nạn thường trực trong bữa ăn của người dân Việt Nam mà nó đang lan ra khắp thế giới.

Phúc Lâm (Tổng hợp)

No comments:

Post a Comment

Older Post:

Newer Post:

Auto Scroll Stop Scroll