Hôm nay:

Hoang mang với thực phẩm, đồ dùng Trung Quốc chứa đỉa, ấu trùng lạ

Hoang mang với thực phẩm, đồ dùng Trung Quốc chứa đỉa, ấu trùng lạ

(Xã hội) - Hàng loạt các thực phẩm, hàng hóa nghi có đỉa rồi sinh vật lạ khiến không ít người dân vô cùng hoang mang, lo lắng.


Bim bim có đỉa, mì tôm có đỉa, sữa có đỉa, dưa hấu có đỉa, khăn mặt cũng có đỉa và quần áo có ấu trùng lạ. Những thực phẩm Trung Quốc không đảm bảo chất lượng đang làm cho hàng triệu người dân lo lắng, bất an.
Dưới đây là video quay lại hình ảnh một con đỉa vẫn đang còn sống ngay trong gói bim bim "Ba anh em". Tin tức đã được báo Phunutoday mới đưa gần đây:
Quần áo có sinh vật lạ, nghi là đỉa
áo trung quốc có đỉa
Một chiếc áo made in china sau khi ngâm thấy xuất hiện ấu trùng lạ
Vào cuối năm 2012, chị Phạm Thị Tâm ở phường Đông Hải 1, quận Hải An (Hải Phòng) cho biết, chị mua 1 bộ quần áo cho cô con gái 1 tuổi tại một shop bán quần áo trẻ em, khi đem giặt đã phát hiện trong chậu có hàng nghìn sinh vật lạ rất nhỏ màu xám, có chiều dài khoảng 0,5cm..
Dưa hấu Trung Quốc có đỉa
Vào khoảng tháng 9/2012, trên địa bàn một số xã nằm trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội cũng rộ lên tin đồn một người dân mua quả dưa vàng nhập khẩu từ Trung Quốc về, bổ ra ăn thì phát hiện bên trong có đỉa.
Vụ việc chưa kịp lắng xuống thì người dân Thủ đô Hà Nội lại được một phen khiếp vía khi có thông tin có đỉa trong quả dưa hấu đỏ Trung Quốc khi bà Tính - một người dân xã Bình Minh (Thanh Oai, Hà Nội) ra chợ mua một quả dưa hấu Trung Quốc mang về nhà phục vụ thợ gặt lúa. Khi ăn cơm trưa xong bổ ra thì phát hiện một tổ đỉa lúc nhúc...
Khăn mặt Trung Quốc có đỉa
thực phẩm trung quốc có đỉa
Khăn mặt Trung Quốc có ấu trùng lạ, nghi là đỉa
Ngày 12/3, chị T. (Đồng Nai) bất ngờ phát hiện 4 chiếc khăn tắm được ngâm trong thau nước có rất nhiều ấu trùng màu đen bám đầy vào chiếc khăn, bò loằng ngoằng và bơi trong nước như đỉa con.
Những chiếc khăn này chị mua tại khu vực chợ Tân Hiệp, phường Tân Hiệp từ khoảng 1 tháng nay nhưng mới đưa ra sử dụng. Đây là khăn mặt, khăn tắm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán tràn lan ngoài chợ với giá tiền chỉ vài nghìn đồng/chiếc.
Nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo ThS. BS Huỳnh Hồng Quang, Trưởng khoa nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh nhiệt đới (Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn): “Vốn dĩ đỉa lấy thức ăn từ máu của vật chủ của động vật có xương sống như người. Do dó, đỉa khi sống trong các cơ quan cơ thể có thể dẫn đến lạc chỗ và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến con người.
Nó có thể sống trong một thời gian nhất định tại các cơ quan, tạng rỗng như họng, hầu, thực quản, lỗ tai, lỗ mũi và một số chỗ vùng kín trên cơ thể như bộ phận sinh dục nam, nữ, niệu đạo và bàng quang.
Được một thời gian, đỉa sẽ gây ra nhiều biến chứng như tắc hoặc bán tắc nghẽn một cơ quan nào đó, gây xuất huyết, ho khạc ra máu như mũi, hầu họng, phế quản - phổi từ nhiều tuần đến nhiều tháng trước khi chúng được các nhà lâm sàng phát hiện và phẫu thuật gắp ra mới có thể cứu lấy tính mạng bệnh nhân (như các trường hợp đặc biệt đã được  trên y văn thế giới và Việt Nam trong nhiều năm qua).
Khi phân tích về việc đỉa có thể được ăn cùng thịt từ đó vào dạ dày hay không? Bác sĩ Huỳnh Hồng Quang nói: “Nếu đỉa có vô tình đi vào dạ dày thì cũng khó hoặc không thể sống được trong môi trường có độ PH axit cùng các men tiêu hóa này.
Hoặc nếu có chẳng may lạc chỗ, di chuyển đến cơ quan dạ dày, phần lớn chúng sẽ nhanh chóng đi ngược lại thực quản lên vùng hầu họng và sau đó vào phế quản, phế nang, thậm chí nhu mô phổi để gây biến chứng xuất huyết nhu mô phổi. Điều này khiến bệnh nhân có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời vì bản thân đĩa khi hút máu có chất chống đông nên máu tại vết thương tổn có thể chảy ra liên tục.
Song nếu nói rằng “cấy trứng đỉa vào thịt, để sau đó người ăn thịt có chứa trứng đỉa vào cơ thể, trứng phát triển thành đỉa trong cơ thể người, phá hủy nội tạng” thì tôi cho rằng chưa có cơ sở khoa học bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, phần lớn ca bệnh đỉa chỉ di chuyển vào đến các phần của hệ hô hấp và thành thực quản, hiếm khi đỉa vào dạ dày do khó có thể tồn tại vì môi trường không thuận lợi.
Thứ hai, chu trình phát triển và sinh sản của đỉa rất dài và chậm. Đây là động vật lưỡng tính, trứng phát triển trong kén do đai sinh dục tiết ra. Cấu tạo của cơ quan sinh dục ở đỉa tương tự như ở lớp giun, nhưng phát triển rất chậm, phải tới vài năm mới đạt tới giai đoạn trưởng thành.

No comments:

Post a Comment

Older Post:

Newer Post:

Auto Scroll Stop Scroll