Bã melamine tại một nhà máy hóa chất Trung Quốc. Ảnh:NYT. |
Chính quyền Trung Quốc đã mở cuộc điều tra trên toàn quốc đối với loại mì căn. Quyết định được đưa ra sau “cuộc khủng hoảng thức ăn vật nuôi 2007” diễn ra trong tháng ba vừa qua tại Mỹ, châu Âu và Nam Phi.
Cơ quan Quản lý chất lượng Trung Quốc cho biết sẽ kiểm định liệu mì căn bán tại nước này có bị nhiễm hóa chất diệt chuột aminopterin và melamine (hóa chất dùng để sản xuất nhựa và phân bón - có thể gây bệnh ung thư) hay không.
Động thái này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố vài tuần trước là Trung Quốc không hề xuất khẩu mì căn sang Mỹ và melamine không gây độc hại.
“Cuộc khủng hoảng thức ăn vật nuôi 2007” bắt đầu từ tháng 3-2007 khi hơn 8.000 vật nuôi (chó, mèo) tại Mỹ, châu Âu và Nam Phi bị bệnh hoặc chết sau khi ăn thực phẩm có chứa mì căn, bột ngô và bộtgạo xuất xứ từ Trung Quốc. Xét nghiệm cho thấy các loại nguyên liệu này bị nhiễm hóa chất diệt chuột aminopterin và melamine.
Từ ngày 16/3, các công ty sản xuất thức ăn lớn đã thu hồi 60 triệu gói thức ăn vật nuôi của 5.300 nhãn hàng có chứa mì căn, bột ngô và bột gạo Trung Quốc tại các thị trường trên.
Ngày 1/5, FDA và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố phát hiện gây sốc: khoảng 2,5-3 triệu người Mỹ đã ăn thịt gà từ gia cầm ăn bột rau bị nhiễm melamine có nguồn gốc từ Trung Quốc.
USDA mới đây đã ra lệnh tạm ngừng bán hơn 20 triệu con gà trên thị trường do chúng được nuôi bằng loại thức ăn bị nhiễm tạp chất.
Dự kiến ngày 7-5, các cơ quan hữu quan ở Mỹ sẽ công bố mức độ nguy hiểm với sức khỏe của những con gà được nuôi bằng thức ăn nhiễm tạp chất.
|
Điều đáng nói là ngay sau tuyên bố đó, Bắc Kinh đã ra lệnh cấm sử dụng melamine trong sản phẩm bột rau xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa (Mỹ đã cấm hóa chất này từ lâu).
Đồng thời, giữa tuần qua cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ Mao Lijun - giám đốc Công ty phát triển công nghệ sinh vật học Xuzhou Anying (trụ sở tại tỉnh Giang Tô). Zuzhou Anying và Công ty công nghệ sinh vật học Binzhou Futian (tỉnh Sơn Đông) là hai công ty thắng thầu cung cấp nguyên liệu sản xuất thức ăn vật nuôi cho Mỹ và Nam Phi thời gian gần đây.
Trả lời báo chí trước khi bị bắt giữ vài tuần, Mao Lijun còn phủ nhận là không hề xuất mì căn sang Mỹ và chẳng biết gì về melamine.
Theo điều tra của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), công ty của Mao Lijun có thể đã tránh được biện pháp kiểm tra sản phẩm khi xuất khẩu bằng cách dán nhãn “sản phẩm không phải là thực phẩm” lên những kiện hàng xuất khẩu.
Melamine không có giá trị dinh dưỡng, nhưng có hàm lượng nitrogen rất cao. Do đó, khi trộn vào thực phẩm, nó sẽ đánh lừa các cuộc kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm khi cho ra kết quả hàm lượng protein cao.
Mới đây, một số công ty hóa chất và các nhà sản xuất thực phẩm Trung Quốc thừa nhận việc trộn melamine vào thực phẩm cho người và thức ăn vật nuôi là chuyện “thường ngày ở huyện” tại nước này.
Phía Mỹ cũng nghi ngờ các nguyên liệu để chế biến thức ăn vật nuôi khác là bột rau, bột gạo và bột ngô nhập từ Trung Quốc bị nhiễm hóa chất độc hại. Tuy nhiên, cho đến giờ Bắc Kinh vẫn chưa đả động gì đến việc kiểm tra các sản phẩm này. Hiện một số chuyên gia của FDA đã sang Trung Quốc để phối hợp điều tra vụ việc.
Cuối tuần qua, FDA cũng lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng về loại hóa chất cực độc diethylene glycol có khả năng gây chết người có trong glycerine, vốn là thành phần của hàng chục loại thuốc, xirô, kem đánh răng... Glycerine có chứa diethylene glycol xuất xứ từ Trung Quốc là nguyên nhân của ba trong bốn vụ ngộ độc thuốc ho lớn trên thế giới thời gian gần đây. Năm ngoái, hơn 365 người chết do diethylene glycol trong thuốc cảm tại Panama.
(Tuổi Trẻ/NYT, AP, Xinhua)
Link gốc:
Hàng Trung Quốc bị tẩy chay
Hàng giả ngập Trung Quốc
Sản phẩm Trung Quốc lại bị nhiễm độc
TQ thu hơn 3.500 tấn thức ăn chăn nuôi nhiễm độc
Báo động đỏ: Coi Chừng Ăn Phải Nước Tương Làm Bằng Tóc
1.500 chó hoang ở Trung Quốc chết vì thức ăn nhiễm độc
Singapore cấm nhập khẩu, EU muốn Trung Quốc giải trình về sữa nhiễm độc
Trung Quốc bị buộc cấm xuất khẩu đồ chơi nhiễm độc
Chăn (Mền)Trung Quốc bị thu hồi vì tẩm nhiều phoóc-môn
Một nhà ngoại giao Hàn Quốc qua đời vì ngộ độc thức ăn Trung Quốc
Trung Quốc bị buộc đóng cửa các nhà máy thực phẩm ô nhiễm
Mỳ căn Trung Quốc có chất gây ung thư
Trung Quốc bị buộc ngừng bán thuốc tiêm nghi gây chết người
Pháp thu hồi kẹo Trung Quốc nhiễm hoá chất
CẢNH BÁO THỰC PHẨM CỦA TRUNG CỘNG
Trung Quốc liệt kê các chất phụ gia thực phẩm nguy hiểm
- Melamine làm cho sữa trông đặc hơn?
- Thế giới tiếp tục nói không với “sữa độc” Trung Quốc
- Chocolate Cadbury làm tại TQ có melamine
- Phát hiện melamine trong bánh xuất xứ từ Trung Quốc