Hôm nay:

Không thể vô trách nhiệm với người tiêu dùng!


Trả lời Báo Thanh Niên, tiến sĩ Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN, cho rằng để xảy ra hành vi gian lận xuất xứ rau quả nhập khẩu, trách nhiệm lớn nhất thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước.

Treo” câu trả lời
* Giám đốc một siêu thị tại TP.HCM nói rằng chưa có quy định nào bắt buộc các siêu thị phải công bố công khai nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ của rau, củ, quả bày bán trong siêu thị. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, Pháp lệnh An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) năm 2003, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, Nghị định 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa và nghị định 55/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành pháp lệnh về bảo vệ người tiêu dùng đều đã quy định các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải công bố công khai tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, cung cấp thông tin kịp thời, trung thực và chính xác cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ do mình cung
Đã đến lúc các cơ quan nhà nước phải vào cuộc mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, giải quyết dứt khoát hơn để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. 
Tiến sĩ Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN
cấp; thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định của pháp luật...
Với các quy định như trên, rõ ràng siêu thị phải công khai nguồn gốc xuất xứ của các loại rau, củ, quả bày bán để cho người tiêu dùng biết. Nếu có hành vi thay đổi nhãn mác, xuất xứ các loại rau, củ, quả nhằm thu lời bất chính thì phải được xử lý nghiêm minh.
* Theo ông, “rửa” nguồn gốc rau, củ, quả Trung Quốc là hiện tượng phổ biến, diễn ra trên diện rộng và trong một khoảng thời gian dài có phải là do chúng ta đã bỏ trống khâu kiểm tra, giám sát?
- Chúng ta đang nhập khẩu một lượng lớn rau, củ, quả trong đó rau, củ, quả có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhưng lại chưa kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng ATVSTP của các lô hàng nhập khẩu này. Khi đã được nhập khẩu vào trong nội địa, chúng ta không kiểm soát được khâu phân phối. Người kinh doanh bao giờ cũng chạy theo lợi nhuận. Một kg nho Mỹ giá cao gấp vài lần 1 kg nho Trung Quốc, trong khi việc thay đổi xuất xứ của nho quá dễ, khâu kiểm soát của ta chưa chặt chẽ thì tội gì mà người ta không làm.
Bên cạnh đó, rau, củ, quả nhập khẩu hiện nay mới chủ yếu được kiểm soát về sâu bệnh, các chỉ tiêu về chất lượng và các chỉ tiêu khác về ATVSTP thì dường như còn bỏ trống. Vì thế, lâu nay người tiêu dùng trong nước vẫn đang chờ cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra câu trả lời chính thức, thuyết phục nhất cho các câu hỏi: người ta đã dùng chất bảo quản gì, chất đó có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không, khi mà các loại củ, quả nhập từ Trung Quốc vào VN, sau khoảng 2 - 3 tháng nhìn bề ngoài vẫn rất tươi ngon nhưng khi bổ ra thì ruột đã bị thối. Dư luận thì bức xúc, nhưng các cơ quan hữu trách vẫn đang “treo” câu trả lời.
Không mua nữa!
*Nhiều người cho rằng, trong bối cảnh này, người tiêu dùng phải tự biết cách để phân biệt rau, củ quả có nguồn gốc từ các nước khác nhau...?
- Theo tôi, không thể đổ hết cho người tiêu dùng một cách vô trách nhiệm như thế được. Làm sao người dân thường có thể phân biệt được quả táo, quả lê của Trung Quốc với quả táo, quả lê của các nước khác. Họ chỉ biết dựa vào các nhà khoa học, nhà quản lý và trong nhiều trường hợp họ đã phải chấp nhận tin vào các công bố của người bán hàng, tin vào quảng cáo. Bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, của cả cộng đồng, tất nhiên từng người dân cũng phải có cách để tự bảo vệ mình. Để xảy ra những hiện tượng kể trên, ngoài việc tiểu thương, doanh nghiệp thiếu đạo đức trong kinh doanh thì phần trách nhiệm lớn nhất thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề này, mà ở đây cụ thể là Bộ Y tế, Bộ Công thương và một phần trách nhiệm thuộc về Bộ NN-PTNT.
* Với tư cách là một người tiêu dùng, ông phản ứng thế nào trước thực trạng “rửa” nguồn gốc rau, củ, quả nhập khẩu mà Báo Thanh Niên phản ánh?
- Tôi thực sự bức xúc. Tôi cho rằng, người tiêu dùng sẽ có 2 cách để phản ứng với hành vi gian lận thương mại. Một là, không mua nữa. Đây là phản ứng tiêu cực, chỉ hướng tới mục tiêu tự bảo vệ mình nên việc làm đó ít có tác dụng tốt cho cả cộng đồng. Hai là, phản ứng tích cực, khi phát hiện ra hiện tượng như vậy người tiêu dùng phải đấu tranh bằng cách kiến nghị với các cơ quan chức năng, các hiệp hội, chẳng hạn như Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN, để yêu cầu người kinh doanh vi phạm phải bồi thường thỏa đáng.
Rất mừng là trong thời gian qua, chúng tôi đã nhận được các phản ánh của người tiêu dùng về chất lượng, an toàn vệ sinh của thực phẩm nhập khẩu, trong đó có cả rau, củ, quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cảm ơn Báo Thanh Niên đã phản ánh về một hiện tượng phổ biến, xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng, tạo nên dư luận để các cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.
Chưa thể yên tâm
Đó là nhìn nhận của ông Nguyễn Công Khẩn (ảnh), Cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế - cơ quan chịu trách nhiệm “gác cổng” ATVSTP hiện nay, khi nói về tình trạng “rửa” nguồn gốc rau quả nhập khẩu.

Theo ông Khẩn, với kiểm soát như hiện nay “chưa thể cho phép ta có thể bằng lòng trong quản lý chất lượng, trong việc đảm bảo ATVSTP”. Bởi lẽ, khâu kiểm nghiệm lấy mẫu khi sản phẩm lưu hành gần như mới kiểm soát độ an toàn ở phần "ngọn". Còn phần "gốc" chứng minh sản phẩm an toàn cần phải thể hiện được nguồn gốc sản phẩm với địa chỉ, trang trại cụ thể; phải là việc khẳng định sản phẩm đó đã được sản xuất theo quy trình tuân thủ các thực hành an toàn.
Ảnh: Liên Châu


“Nhưng điều đáng lưu ý, trong khi chưa làm rõ nguồn gốc của rau củ, thì nhiều cơ sở bán hàng trong nước lại một lần nữa tìm cách xóa "quốc tịch" của rau, quả Trung Quốc. Ngay cả trong siêu thị cũng chưa trung thực, họ thông tin sai về xuất xứ sản phẩm, cố tình bỏ qua gốc gác Trung Quốc của trái cây. Đó là hình thức gian lận thương mại. Theo tôi được biết, Bộ Công thương đã thông báo cho biết trong những ngày gần đây cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử phạt rất nặng các lỗi vi phạm này, ngay cả trong siêu thị, tại nhiều địa phương”, ông Khẩn nói.

* Chúng ta làm gì để có thể truy nguyên nguồn gốc? 
- VN cần có chính sách kiểm soát từ đầu nguồn, lập các đoàn sang Trung Quốc để tìm hiểu về các sản phẩm đó như phía Trung Quốc cũng đã bắt đầu thực hiện với một số sản phẩm nhập khẩu từ VN. Chúng ta phải thực hiện triệt để cấm bán sản phẩm không rõ nguồn gốc và xử phạt nặng cơ sở vi phạm nếu họ không trung thực khi thông tin nguồn gốc sản phẩm.

Việc truy nguyên nguồn gốc là đặc biệt quan trọng, bởi nếu chỉ trông chờ vào kết quả xét nghiệm sản phẩm thì chưa thể khẳng định nó đã an toàn. Không thể khẳng định xét nghiệm đã tìm được hết các chất tồn dư gây nguy hại. Vì nếu thuốc trừ sâu tồn dư quá mức thì nó cũng sẽ tự hết sau khoảng 2 ngày. Như vậy, dù không thấy tồn dư nhưng mức an toàn chỉ là tương đối, vì không loại trừ trước đó sản phẩm đã ra đời bởi quá trình thực hành không an toàn. Trong khi đó, quá trình sản xuất liên quan đến sử dụng nhiều sản phẩm hóa học khác: phân bón, chất kích thích tăng trưởng. Những chất này có thể không phát hiện được nếu chỉ căn cứ vào xét nghiệm trên mẫu sản phẩm.

Hôm nay (23.11), QH sẽ thảo luận về dự án Luật ATVSTP. Trong dự thảo luật có dành riêng một chương về truy nguyên nguồn gốc.
 Liên Châu (thực hiện)
Quang Duẩn (thực hiện)

Older Post:

Newer Post:

Auto Scroll Stop Scroll