Hôm nay:

40 ngàn đủ tẩy cả tấn thịt bẩn đầu độc người Việt




(Bảo vệ người tiêu dùng) – Bột săm - pết, một hóa chất tẩy rửa khác nằm trong danh mục cấm của Bộ Y tế, có tính độc hại cao nhưng bù lại giá thành rẻ và được nhiều người sử dụng để tẩy thịt bẩn.
Hình ảnh thử tẩy thịt thối thành thịt tươi rói
40 nghìn/ 1kg săm - pết đủ để tẩy cả tấn thịt ôi thối

Như Phunutoday đã đưa tin, trên thị trường Hà Nội xuất hiện một chất tẩy rửa có tên là chất tẩy đường, được nhiều người kinh doanh sử dụng để biến thịt ôi thiu thành thịt tươi sống.
Chất này không nằm trong danh mục cấm và được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm nhưng việc sử dụng quá hàm lượng cho phép sẽ đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh chất tẩy đường, còn xuất hiện một loại hóa chất độc hại hơn gấp trăm lần và nằm trong danh mục cấm của Bộ y tế, đó là bột săm – pết.
 
Bà chủ vừa nói vừa lúi húi lấy bột săm - pết cho chúng tôi
Bà chủ vừa giới thiệu vừa nhanh tay lấy bột săm - pết giao hàng
PV Phunutoday tiếp tục đến thẳng chợ phụ gia nằm trên đường Nguyễn Thiện Thuật (phía sau chợ Đồng Xuân) để hỏi mua thứ hóa chất này. Ngay lập tức, người bán hàng mang ra đưa cho chúng tôi và báo giá 40.000 đồng/1 kg.

“Một cân này có tẩy được nhiều thịt ôi không chị?” – Chúng tôi hỏi. “Thoải mái, có mà cả tấn thịt ấy chứ. Đa số người ta mua về rồi cả tháng sau mới quay lại mua tiếp” – Bà chủ cửa hàng nói.
“Tẩy được nhiều thế mà có 40 nghìn thôi hả chị? Sao rẻ thế?” “Ừ, rẻ nên mới bán cả cân chứ chẳng ai bán ít một bao giờ” – Bà chủ đáp.
“Ngoài lại này ra thì còn loại nào khác tẩy được thịt ôi thiu không chị?” – Chúng tôi hỏi. “Có, còn chất tẩy đường nữa, nhưng loại này tẩy không mạnh bằng mà giá lại đắt hơn. 65 nghìn 1 cân cơ. Em muốn tẩy thịt thì tốt nhất là lấy loại này, mấy người bán thịt như em toàn dùng loại này cả, vì loại kia mùi hôi lắm” – Bà chủ nhiệt tình tư vấn.

Theo hướng dẫn của chủ cửa hàng bán săm – pết, sau khi mua loại này về chỉ cần cho 1 thìa bột săm – pết vào nước, sau đó khuấy đều cho bột tan hết rồi ngâm thịt vào khoảng 10 – 15 phút là đảm bảo sẽ hết mùi hôi và thịt tươi như mới.
Hoặc nếu không, có thể cho 1 ít săm – pết vào đống thịt ôi để tẩm ướp cũng sẽ biến thành thịt tươi rói.
Hầu hết các cửa hàng tại khu vực này đều bán loại độc chất săm - pết, các chủ hàng cũng cho biết mỗi ngày họ bán được một lượng khá lớn bột tẩy ra thị trường.
Nhìn bề ngoài, chất tẩy đường và bột săm pết tương đối giống nhau (bên trái: chất tẩy đường, bên phải: bột săm pết)
Nhìn bề ngoài, chất tẩy đường và bột săm pết tương đối giống nhau (bên trái: chất tẩy đường, bên phải: bột săm pết)
Cầm 1 kg bột săm – pết và trả tiền, chúng tôi nhìn kỹ phía bên ngoài được đóng gói không có gì khác so với chất tẩy đường.
Cũng là một thứ bột màu trắng mịn, được bọc bên ngoài túi nilong trắng và không có bất cứ hướng dẫn sử dụng hay tên hiệu nhà sản xuất nào.
Chỉ khi đặt 2 gói bên cạnh nhau thì mới có thể phân biệt được đâu là chất tẩy đường, đâu là bột săm – pết.

Điểm khác nhau giữa hai loại này là ở chỗ bột săm – pết  nhìn giống muối i ốt, có hạt to chứ không mịn như chất tẩy đường. Bên cạnh đó, bột săm - pết không có mùi, còn chất tẩy đường có mùi vô cùng hắc và khó chịu. Và theo như bà chủ cho biết thì bột săm – pết có tính tẩy rửa mạnh hơn nên phải đeo khẩu trang và găng tay trong khi tiến hành tẩy rửa.

Chỉ dùng trong công nghiệp và bị cấm trong thực phẩm

Theo thông tin từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, trong một mẫu bột săm – pết mới được kiểm nghiệm gần đây cho thấy hóa chất này có tên là Natri sunphat (Na2SO4), là một loại hóa chất tẩy trắng được dùng trong công nghiệp và không nằm trong danh mục phụ gia được sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định.

Theo ThS. Phùng Văn Trung - Phó phòng Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện Công nghệ hóa học) cho biết: “Hóa chất Na2SO4, trong công nghiệp có thể dùng để tẩy trắng, làm bào mòn thậm chí ngay trong lĩnh vực y tế khi kết hợp ở chiết xuất với một số hoạt chất khác sẽ trở thành loại dung dịch sát khuẩn mạnh.
Nhưng nếu khi lạm dụng hóa chất này trong lĩnh vực thực phẩm thì sẽ gây hại tới sức khỏe của người tiêu dùng”.
Hai miếng thịt lợn được để trong khoảng thời gian khác nhau. Bên trái đã được để 2 ngày, bị ôi và bốc mùi. Bên phải được để 3 ngày, có mùi hôi nồng nặc và nấm mốc
Hai miếng thịt lợn được để trong khoảng thời gian khác nhau. Bên trái đã được để 2 ngày, bị ôi và bốc mùi. Bên phải được để 3 ngày, có mùi hôi nồng nặc và nấm mốc

Bên trái là miếng thịt ôi sau khi được tẩy rửa bằng chất tẩy đường, bên phải là miếng thịt ôi và mốc sau khi được tẩy rửa bằng bột săm pết
Bên trái là miếng thịt ôi sau khi được tẩy rửa bằng chất tẩy đường, bên phải là miếng thịt ôi và mốc sau khi được tẩy rửa bằng bột săm pết

Còn theo PGS.TS. Phan Thị Sửu - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật an toàn thực phẩm cho rằng, đã là chất không nằm trong danh mục phụ gia được Bộ Y tế quy định thì không được phép sử dụng.

Hơn nữa, đây là hóa chất dùng trong công nghiệp nên chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng phải loại thực phẩm có chứa chất này.

“Phụ gia và các chất được sử dụng trong thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định rõ ràng theo danh mục số 3742/2001/QĐ-BYT.

Tuy nhiên, hiện nay vì lợi nhuận nhiều người đã sử dụng các loại hóa chất, phụ gia không có trong danh mục, là những chất không được phép sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Đối với vấn đề này, cần phải được điều tra làm rõ và có biện pháp xử lý kịp thời”. - TS. Lê Thị Hồng Hảo - Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia cho biết.
 

Older Post:

Newer Post:

Auto Scroll Stop Scroll