Một số người dự đoán sự kết thúc cho hàng Trung Quốc giá rẻ trong khi vẫn có những người khác lạc quan hơn. Có đúng là Trung Quốc sắp hết thời sản xuất hàng giá rẻ, là công xưởng của thế giới?
Bruce Rockowitz, giám đốc điều hành của Li & Fung, một công ty cung cấp quần áo và sản phẩm gia dụng phổ biến "Made in châu Á" nhiều nhất thế giới, nói: "Đã tới lúc kết thúc thời của hàng hóa giá rẻ."
Trong những khu vực công nghệ thấp mà Li & Fung chuyên môn hóa, công ty nắm giữ khoảng 4% xuất khẩu của Trung Quốc tới Mỹ và một lượng lớn xuất khẩu sang châu Âu. Công ty có hoạt động tại một vài nước Đông Á, nơi nó không ngừng tìm kiếm nguồn cung đáng tin cậy và rẻ tiền cho mọi thứ từ túi xách cho tới ghế cho quầy bar. Vì vậy khi ông Rockowitz nói rằng kỷ nguyên của sản xuất châu Á chi phí thấp đang sắp đến hồi kết thì mọi người đều lắng nghe.
Ông lập luận rằng việc sản xuất của châu Á đã trải qua một số giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 30 năm. Khi Trung Quốc bị cô lập dưới thời Mao Trạch Đông, các công ty tại Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc trở thành chuyên nghiệp trong việc chế tạo mọi thứ.
Khi Trung Quốc tái mở cửa vào cuối những năm 1970, sau cái chết của chủ tịch Mao, những nhà sản xuất châu Á dày dặn kinh nghiệm này hội tụ về miền Nam Trung Quốc. Với sự tiếp cận đất đai và lao động hầu như miễn phí, cộng với một cảng và trung tâm hậu cần hiệu quả gần Hong Kong, họ bắt đầu chế tạo mọi thứ rẻ hơn bao giờ hết và bán ra toàn thế giới.
Trong 30 năm tiếp theo sau đó, các nhà sản xuất tại Trung Quốc giúp kiểm soát lạm phát toàn cầu. Nhưng kỷ nguyện đó hiện giờ đã qua, ông Rockowitz nói. Mức lương của Trung Quốc đang tăng nhanh. Một làn sóng nhu cầu mới, đặc biệt là từ bản thân Trung Quốc, đang nuôi dưỡng sự leo thang giá cả hàng hóa.
Các nhà sản xuất có thể tìm thấy một số cứu cánh bằng cách chuyển sản xuất sang những khu vực mới, ví dụ như phía Tây Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh, Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Nhưng ông dự đoán không một nơi nào trong những vùng đất mới có thể kiềm chế lạm phát như cách Nam Trung Quốc từng làm được. Tất cả đều dựa trên những hàng hóa ngày càng đắt đỏ. Không một nơi nào có thể tạo ra quy mô và hiệu quả từng được tạo ra khi các nhà sản xuất tụ hội về phía nam Trung Quốc.
Không gì có thể thay thế phép lạ của Trung Quốc. Giá cả hiện bắt đầu tăng 5% hoặc hơn mỗi năm mà không có dấu hiệu kết thúc. Và đó có thể là điều lạc quan. Tính đến năm nay, ông Rockowitz nói, hoạt động phân nguồn của Li & Fung đã chứng kiến giá tăng trung bình 15%. Những nhà cung cấp khác về đồ chơi, quần áo và các sản phẩm gia dụng cơ bản cũng nói đến những câu chuyện đáng lo ngại tương tự.
Tuy nhiên các nhà sản xuất trong một số lĩnh vực nhìn nhận sự việc theo cách khác. Hôm 31/5, ngày mà ông Rockowitz phát biểu tại Hong Kong, hội chợ Máy tính thường niên được khai mạc tại Đài Bắc, cách Hong Kong một giờ bay. Các khách sạn kín chỗ thậm chí là ở mức giá cao trong thời buổi lạm phát. Các công ty công nghệ "nóng" nhất thế giới như Apple và thậm chí cả HTC của Đài Loan lại vắng mặt. Nhưng gần 2.000 nhà cung cấp vẫn có mặt để chào hàng các mặt hàng trò chơi máy tính khoa học giáo dục gizmos đổi mới và giá rẻ.
Các công ty đại lục Trung Quốc rầm rộ tham dự: 500 công ty thuê gian hàng, tăngtừ con số 200 năm ngoái. Rất nhiều công ty đến từ những vùng giống nhau của Trung Quốc đã từng nổi tiếng vì ngành dệt may và đồ chơi giá rẻ. Với sự khuyến khích của chính phủ, vành đai sản xuất kéo dài từ Thẩm Quyến đến Quảng Châu này đã chuyển đổi sản xuất sang những sản phẩm phức tạp hơn, ví dụ như điện tử.
Một vài trong số những dịch vụ ngày càng hấp dẫn hơn tại hội trợ là phiên bản siêu rẻ của các sản phẩm nổi cộm toàn cầu. Một công ty có tên BananaU quảng cáo máy tính bảng với hệ thống hoạt động Android của Google ở mức giá 100 USD. Một công ty khác đưa ra máy tính mỏng hệ điều hành Windows nhìn giống một chiếc MacBooks với giá dưới 250 USD. E-Readers có mặt bất cứ mọi nơi và sẵn sàng cho một bài hát.
Tuy nhiên những sản phẩm này có thể được sản xuất hoặc bán tại các thị trường phát triển hay không là điều chưa rõ ràng. Chất lượng có thể là loại "B" với các sản phẩm của Banana chứ không phải loại "A" như của Apple. Sở hữu trí tuệ gắn trên một số thiết bị có thể không được trả tiền. Nhưng tuy vậy, các gian hàng vẫn được đặt kín. Người mua trợn tròn mắt và tranh cãi mặc cả về bo mạch chủ, chip bộ nhớ, ổ cứng, máy chủ, card đồ họa, các loại cáp không phức tạp, kết nối, màn hình và đủ mọi thứ.
Năm 2009, giá của những mặt hàng điện tử này đột ngột tăng cao vì người mua phát triển từ cuộc khủng hoảng tài chính và bắt đầu đặt hàng nhiều thiết bị từ các nhà sản xuất đã bắt đầu cắt giảm công suất.
Nhưng những dữ liệu thu thập tại Đài Loan cho thấy giá hiện đang giảm mạnh một lần nữa (xem biểu đồ). Nếu các nhà cung cấp tại hội chợ Computex có một khẩu hiệu chung thì nó sẽ là "nhiều hơn cho ít hơn".
Các sản phẩm tạo được sức nóng nhất là sản phẩm tiết kiệm năng lượng, bao gồm máy chuyển đổi nguồn điện một chiều và xoay chiều, bộ cảm biến điều tiết tiêu dùng điện của đèn đường, máy điều hòa và tủ lạnh. Những thiết bị như vậy ban đầu được quảng bá vì "tiềm năng xanh" nhưng điều người mua muốn là khả năng tăng năng suất của chúng. Các công ty Nhật Bản vốn có nhiều việc phải làm với ít nguồn điện hơn sau thảm họa động đất đặc biệt háo hức với những sản phẩm này.
Các công ty Trung Quốc tò mò về bất cứ sản phẩm nào giá thấp hơn hoặc tự động hóa dễ dàng hơn. Khi giá lao động rẻ, các công ty Trung Quốc đã không sử dụng nó hiệu quả. Hiện họ đang học cách làm thế nào sử dụng ít nhân công hơn mà sản xuất được nhiều hàng hóa hơn. Li & Fung có thể đang gióng hồi chuông kết cho một kỷ nguyên sản xuất nhưng hội chợ máy tính Đài Bắc cho thấy rằng một kỷ nguyên khác đang mở ra.
No comments:
Post a Comment