Gạo bị mốc được sử dụng để sản xuất phở, sau khi đã được tẩy trắng bằng các hóa chất như điôxit sulfua (SO2). Với các phụ gia bổ sung, các xí nghiệp này chế được ba cân bánh phở từ một cân gạo.
Gạo hẩm vốn được dùng để chăn nuôi gia súc, tuy nhiên trong thời gian vừa qua, giá cả lương thực tăng cao khiến cho loại hàng hóa kém chất lượng này được các xí nghiệp sử dụng để làm thực phẩm cho người. Đây là giải thích của nhật báo Trung Quốc kể trên.
Xin nhắc lại là trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp đối mặt với các vụ bê bối liên quan đến thực phẩm. Trong số các vụ việc mới xảy ra gần đây nổi lên, có các vụ như : tái chế dầu ăn, trứng nhuộm màu có độc tố, nấm có chứa chất gây ung thư, đậu phụ hay rượu vang giả, đặc biệt vụ bê bối nặng nhất là vụ án sữa nhiễm độc tố melamine, năm 2008, làm cho 6 em bé tử vong và ảnh hưởng đến sức khỏe của 300 000 người khác. Trong vụ án này, 21 người đã bị kết án, trong đó có 2 người bị tử hình.
Tháng 9 vừa qua, Bắc Kinh đã hứa hẹn sẽ dành những bản án tử hình cho những kẻ phạm tội nghiêm trọng nhất về an toàn thực phẩm.
Gạo hẩm vốn được dùng để chăn nuôi gia súc, tuy nhiên trong thời gian vừa qua, giá cả lương thực tăng cao khiến cho loại hàng hóa kém chất lượng này được các xí nghiệp sử dụng để làm thực phẩm cho người. Đây là giải thích của nhật báo Trung Quốc kể trên.
Xin nhắc lại là trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp đối mặt với các vụ bê bối liên quan đến thực phẩm. Trong số các vụ việc mới xảy ra gần đây nổi lên, có các vụ như : tái chế dầu ăn, trứng nhuộm màu có độc tố, nấm có chứa chất gây ung thư, đậu phụ hay rượu vang giả, đặc biệt vụ bê bối nặng nhất là vụ án sữa nhiễm độc tố melamine, năm 2008, làm cho 6 em bé tử vong và ảnh hưởng đến sức khỏe của 300 000 người khác. Trong vụ án này, 21 người đã bị kết án, trong đó có 2 người bị tử hình.
Tháng 9 vừa qua, Bắc Kinh đã hứa hẹn sẽ dành những bản án tử hình cho những kẻ phạm tội nghiêm trọng nhất về an toàn thực phẩm.
Những chai rượu này được bán ở các siêu thị dưới nhãn các hiệu rượu nổi tiếng. Theo Tân Hoa Xã, chính quyền tỉnh Hà Bắc đã phải ra lệnh đóng cửa khoảng 30 nhà máy sản xuất rượu và tịch thu hơn 5000 thùng rượu.
Thông tin này được loan tải vào lúc cuối năm Dương lịch và chuẩn bị Tết Nguyên đán, thời điểm mà lượng rượu bán ra tại Trung Quốc tăng rất mạnh.
Các vụ tai tiếng về thực phẩm thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, tiêu biểu là vụ sữa nhiễm mélamine vào năm 2008, đã khiến 6 trẻ em thiệt mạng và 300.000 người bị bệnh. Hai mươi mốt người đã bị đem ra xử trong vụ này, trong đó hai người đã bị xử tử hình.
Vụ bê bối này cũng đã khiến nhiều nước ban hành lệnh cấm vận các sản phẩm chế biến từ sữa của Trung Quốc. Sau vụ này, Trung Quốc đã chịu áp lực ngày càng tăng từ phía người dân trong nước, cũng như từ nước ngoài, buộc phải cải thiện chất lượng an toàn thực phẩm và thuốc men.
Thông tin này được loan tải vào lúc cuối năm Dương lịch và chuẩn bị Tết Nguyên đán, thời điểm mà lượng rượu bán ra tại Trung Quốc tăng rất mạnh.
Các vụ tai tiếng về thực phẩm thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, tiêu biểu là vụ sữa nhiễm mélamine vào năm 2008, đã khiến 6 trẻ em thiệt mạng và 300.000 người bị bệnh. Hai mươi mốt người đã bị đem ra xử trong vụ này, trong đó hai người đã bị xử tử hình.
Vụ bê bối này cũng đã khiến nhiều nước ban hành lệnh cấm vận các sản phẩm chế biến từ sữa của Trung Quốc. Sau vụ này, Trung Quốc đã chịu áp lực ngày càng tăng từ phía người dân trong nước, cũng như từ nước ngoài, buộc phải cải thiện chất lượng an toàn thực phẩm và thuốc men.
Thời gian gần đây các sản phẩm gia vị lẩu sa tế Tứ Xuyên cũng đã tràn sang thị trường Việt Nam. Báo chí tại Việt Nam đã nhiều lần cảnh báo trong các gói sa tế Tứ Xuyên nhập từ Trung Quốc có nhiều thành phần phụ gia độc hại. Lẩu là món ăn nổi tiếng được nhiều người Trung Quốc ưa dùng, đặc biệt là vào mùa đông. Sau khi bị báo chí phát giác, chính quyền đã cho mở điều tra.
Từ Bắc Kinh thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường trình:
"Khu phố ẩm thực tại Bắc Kinh náo nhiệt tiếng chèo kéo khách vào các các quán ăn. Cả một trời đèn lồng đỏ treo trên cao thu hút cái nhìn của du khách, mùi thịt cừu thơm phức bốc ra để kích thích cái dạ dày của những người còn đang lưỡng lự. Hiếm có người dân Bắc Kinh nào lại có thể nhịn lâu được lẩu, một món ăn tuyệt vời trong mùa đông.
Thế nhưng món ăn truyền thống này của người Trung Quốc đang nằm trong tầm ngắm của các cơ quan quản lý thực phẩm. Trong món gia vị lẩu, gọi là sa tế Tứ xuyên, có thể người ta đã cho trộn những phụ gia hóa chất độc hại. Ông chủ quán lẩu « Hot Pot » tại Bắc Kinh cho rằng vấn đề này không liên quan đến khu vực thủ đô. Ông giải thích « có rất nhiều món lẩu cay, nhưng không giống như lẩu Bắc Kinh. Tại đây chỉ có nước dùng thuần chất. Mời các vị kiểm tra !».
Theo nhật báo An Huy Business, vụ bê bối này xuất phát từ tỉnh Giang Tô. Tại đây chính quyền đang cho tiến hành điều tra. Như vậy, lại nổ ra một cuộc tranh luận mới về an toàn thực phẩm, trong lúc mà vấn đề an toàn thực phẩm đang ngày càng trở nên nhạy cảm đối với dư luận Trung Quốc. Từ vụ sữa nhiễm mélamine, thuốc trừ sâu trong rau quả, dầu bẩn được dùng làm thức ăn …. Những vụ bê bối như vậy vẫn cứ thường xuyên được đưa lên trang nhất các báo tại địa phương. Trong khi đó một số người vẫn cứ các làm ngơ như không hay biết gì. Một khách hàng bước ra khỏi quán ăn nói với chúng tôi : « Nếu ngày nào cũng đọc báo, người ta sẽ không còn dám ăn gì nữa ».
Từ Bắc Kinh thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường trình:
"Khu phố ẩm thực tại Bắc Kinh náo nhiệt tiếng chèo kéo khách vào các các quán ăn. Cả một trời đèn lồng đỏ treo trên cao thu hút cái nhìn của du khách, mùi thịt cừu thơm phức bốc ra để kích thích cái dạ dày của những người còn đang lưỡng lự. Hiếm có người dân Bắc Kinh nào lại có thể nhịn lâu được lẩu, một món ăn tuyệt vời trong mùa đông.
Thế nhưng món ăn truyền thống này của người Trung Quốc đang nằm trong tầm ngắm của các cơ quan quản lý thực phẩm. Trong món gia vị lẩu, gọi là sa tế Tứ xuyên, có thể người ta đã cho trộn những phụ gia hóa chất độc hại. Ông chủ quán lẩu « Hot Pot » tại Bắc Kinh cho rằng vấn đề này không liên quan đến khu vực thủ đô. Ông giải thích « có rất nhiều món lẩu cay, nhưng không giống như lẩu Bắc Kinh. Tại đây chỉ có nước dùng thuần chất. Mời các vị kiểm tra !».
Theo nhật báo An Huy Business, vụ bê bối này xuất phát từ tỉnh Giang Tô. Tại đây chính quyền đang cho tiến hành điều tra. Như vậy, lại nổ ra một cuộc tranh luận mới về an toàn thực phẩm, trong lúc mà vấn đề an toàn thực phẩm đang ngày càng trở nên nhạy cảm đối với dư luận Trung Quốc. Từ vụ sữa nhiễm mélamine, thuốc trừ sâu trong rau quả, dầu bẩn được dùng làm thức ăn …. Những vụ bê bối như vậy vẫn cứ thường xuyên được đưa lên trang nhất các báo tại địa phương. Trong khi đó một số người vẫn cứ các làm ngơ như không hay biết gì. Một khách hàng bước ra khỏi quán ăn nói với chúng tôi : « Nếu ngày nào cũng đọc báo, người ta sẽ không còn dám ăn gì nữa ».
Trong chuyến công du Trung Quốc trong 9 ngày đang kết thúc, ông De Schutter đã nêu bật với chính quyền Bắc Kinh trường hợp của ông Triệu Liên Hải, một người đã vận động bảo vệ cho nạn nhân vụ sữa nhiễm độc vào năm 2008, nhưng lại mới bị kết án hai năm rưỡi tù giam vào tháng 11 vừa qua.
Triệu Liên Hải nguyên là một người có con thuộc số 300.000 bệnh nhân trong vụ bê bối sữa nhiễm melamin cách nay hai năm, đã giết chết ít nhất sáu trẻ sơ sinh. Ông đã bị bắt giữ vào tháng 12 năm ngoái, sau khi tập hợp các nạn nhân khác trong vụ bê bối này để phản đối và yêu cầu bồi thường. Ông đã mở một trang web cung cấp thông tin cho các gia đình sau khi con của họ bị sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu do chất melamin gây ra. Một tòa án ở Bắc Kinh đã kết án ông về tội quấy rối trật tự công cộng.
Theo ông De Schutter, việc kết án các cá nhân làm công việc cảnh báo cho công chúng về các nguy cơ của thực phẩm thiếu an toàn có tác dụng hù dọa đối với những người khác vốn cũng muốn báo cáo về những vụ vi phạm luật an toàn thực phẩm.
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc nhận định : "Tôi nghĩ rằng quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội mà ông Triệu Liên Hải đã hành xử là điều thiết yếu để bảo vệ quyền xã hội và kinh tế, cũng như quyền có cơm ăn."
Theo ông De Schutter : "Nếu thông tin không được lưu hành một cách tự do, minh bạch, nếu không có khả năng buộc các chính quyền phải chịu trách nhiệm khi xẩy ra những vụ vi phạm an toàn thực phẩm, thì hậu quả đơn giản sẽ là nhu cầu của người dân ít được quan tâm và tình trạng có tội mà không bị trừng phạt sẽ gia tăng."
Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc kết luận : "Vì lý do đó, tôi nghĩ rằng tình huống mà của ông Triệu Liên Hải đang lâm vào là một mối quan ngại cho tất cả những người bảo vệ quyền được có thực phẩm bảo đảm an toàn".
Xin nhắc lại là vào năm 2008, ngành công nghiệp sữa Trung Quốc bị chấn động sau khi người ta phát hiện hóa chất công nghiệp melamin dùng làm nhựa lại được thêm vào sữa bột để tăng hàm lượng protein, làm cho trẻ sơ sinh bị bệnh và khiến cho sản phẩm sữa Trung Quốc bị thu hồi trên toàn thế giới.
Triệu Liên Hải nguyên là một người có con thuộc số 300.000 bệnh nhân trong vụ bê bối sữa nhiễm melamin cách nay hai năm, đã giết chết ít nhất sáu trẻ sơ sinh. Ông đã bị bắt giữ vào tháng 12 năm ngoái, sau khi tập hợp các nạn nhân khác trong vụ bê bối này để phản đối và yêu cầu bồi thường. Ông đã mở một trang web cung cấp thông tin cho các gia đình sau khi con của họ bị sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu do chất melamin gây ra. Một tòa án ở Bắc Kinh đã kết án ông về tội quấy rối trật tự công cộng.
Theo ông De Schutter, việc kết án các cá nhân làm công việc cảnh báo cho công chúng về các nguy cơ của thực phẩm thiếu an toàn có tác dụng hù dọa đối với những người khác vốn cũng muốn báo cáo về những vụ vi phạm luật an toàn thực phẩm.
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc nhận định : "Tôi nghĩ rằng quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội mà ông Triệu Liên Hải đã hành xử là điều thiết yếu để bảo vệ quyền xã hội và kinh tế, cũng như quyền có cơm ăn."
Theo ông De Schutter : "Nếu thông tin không được lưu hành một cách tự do, minh bạch, nếu không có khả năng buộc các chính quyền phải chịu trách nhiệm khi xẩy ra những vụ vi phạm an toàn thực phẩm, thì hậu quả đơn giản sẽ là nhu cầu của người dân ít được quan tâm và tình trạng có tội mà không bị trừng phạt sẽ gia tăng."
Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc kết luận : "Vì lý do đó, tôi nghĩ rằng tình huống mà của ông Triệu Liên Hải đang lâm vào là một mối quan ngại cho tất cả những người bảo vệ quyền được có thực phẩm bảo đảm an toàn".
Xin nhắc lại là vào năm 2008, ngành công nghiệp sữa Trung Quốc bị chấn động sau khi người ta phát hiện hóa chất công nghiệp melamin dùng làm nhựa lại được thêm vào sữa bột để tăng hàm lượng protein, làm cho trẻ sơ sinh bị bệnh và khiến cho sản phẩm sữa Trung Quốc bị thu hồi trên toàn thế giới.
Từ nhiều năm qua, rất nhiều loại thực phẩm bày bán tại các siêu thị đã được chiếu xạ, để có thể bảo quản lâu hơn. Kỹ thuật « tiệt trùng lạnh » này được khoảng sáu chục nước cho phép, trong đó có Pháp.
Trước khi đưa ra thị trường, các sản phẩm này được đưa qua một phòng kín có vách ngăn chống đạn, vào máy chiếu xạ để chiếu tia cobalt 60, có thể diệt ngay lập tức các loại côn trùng, ký sinh trùng và các vi sinh vật khác. Theo các hiệp hội bảo vệ sinh thái, liều chiếu xạ là rất cao. Tuy thực phẩm không bị nhiễm xạ ngay, nhưng họ lo ngại cho hậu quả về lâu về dài.
Người phụ trách hiệp hội Action Consommation cho biết: « Các thực phẩm chiếu xạ bị bắt buộc phải ghi lên nhãn. Tuy nhiên các quy định của châu Âu khá mơ hồ, và việc kiểm tra không hiệu quả, cho nên chắc chắn là nhiều người tiêu dùng, khi mua các món ăn nấu sẵn, không biết là món đó có sử dụng thực phẩm chiếu xạ ».
Tại Pháp, hiện có khoảng 15 loại thực phẩm được phép chiếu xạ, từ các loại rau thơm, gia vị sấy khô hoặc đông lạnh, củ hành, trái cây và rau quả khô, cho đến gà vịt, đùi ếch, tôm v.v…Tính chung mỗi năm có khoảng 3 ngàn tấn thực phẩm được chiếu xạ tại Pháp, và con số này lên đến 500 ngàn tấn trên toàn thế giới.
Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (Efsa) từ đây đến cuối năm sẽ phải quyết định có mở rộng thêm danh sách các loại thực phẩm được chiếu xạ hay không. Một nhân vật trong Ủy ban Nghiên cứu Độc lập về Phóng xạ (Criirad) nhận xét : « Vấn đề là khi tiêu diệt tất cả các vi sinh vật ở trái cây, người ta cũng hủy hoại luôn phần lớn các sinh tố có trong trái cây ».
Nhưng Hiệp hội Quốc gia Công nghiệp Thực phẩm (Ania), tập hợp các nhà sản xuất lớn trong ngành kỹ nghệ thực phẩm đã đáp lại rằng, họ « không phản đối thái độ dè dặt đối với việc sử dụng kỹ thuật chiếu xạ ». Nhưng Hiệp hội này cũng khẳng định một điều là, trong thực tế, kỹ thuật chiếu xạ ít khi được dùng đến, chủ yếu là vì người tiêu dùng tỏ ra cảnh giác khi đọc được trên nhãn hàng dòng chữ « thực phẩm đã qua chiếu xạ ».
Trước khi đưa ra thị trường, các sản phẩm này được đưa qua một phòng kín có vách ngăn chống đạn, vào máy chiếu xạ để chiếu tia cobalt 60, có thể diệt ngay lập tức các loại côn trùng, ký sinh trùng và các vi sinh vật khác. Theo các hiệp hội bảo vệ sinh thái, liều chiếu xạ là rất cao. Tuy thực phẩm không bị nhiễm xạ ngay, nhưng họ lo ngại cho hậu quả về lâu về dài.
Người phụ trách hiệp hội Action Consommation cho biết: « Các thực phẩm chiếu xạ bị bắt buộc phải ghi lên nhãn. Tuy nhiên các quy định của châu Âu khá mơ hồ, và việc kiểm tra không hiệu quả, cho nên chắc chắn là nhiều người tiêu dùng, khi mua các món ăn nấu sẵn, không biết là món đó có sử dụng thực phẩm chiếu xạ ».
Tại Pháp, hiện có khoảng 15 loại thực phẩm được phép chiếu xạ, từ các loại rau thơm, gia vị sấy khô hoặc đông lạnh, củ hành, trái cây và rau quả khô, cho đến gà vịt, đùi ếch, tôm v.v…Tính chung mỗi năm có khoảng 3 ngàn tấn thực phẩm được chiếu xạ tại Pháp, và con số này lên đến 500 ngàn tấn trên toàn thế giới.
Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (Efsa) từ đây đến cuối năm sẽ phải quyết định có mở rộng thêm danh sách các loại thực phẩm được chiếu xạ hay không. Một nhân vật trong Ủy ban Nghiên cứu Độc lập về Phóng xạ (Criirad) nhận xét : « Vấn đề là khi tiêu diệt tất cả các vi sinh vật ở trái cây, người ta cũng hủy hoại luôn phần lớn các sinh tố có trong trái cây ».
Nhưng Hiệp hội Quốc gia Công nghiệp Thực phẩm (Ania), tập hợp các nhà sản xuất lớn trong ngành kỹ nghệ thực phẩm đã đáp lại rằng, họ « không phản đối thái độ dè dặt đối với việc sử dụng kỹ thuật chiếu xạ ». Nhưng Hiệp hội này cũng khẳng định một điều là, trong thực tế, kỹ thuật chiếu xạ ít khi được dùng đến, chủ yếu là vì người tiêu dùng tỏ ra cảnh giác khi đọc được trên nhãn hàng dòng chữ « thực phẩm đã qua chiếu xạ ».
Tình trạng này nêu bật nhiều chỗ yếu trong khâu bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, từng được cảnh báo nhiều lần, nhưng chưa được bổ khuyết. Vụ rhodamine B đặc biệt nổi cộm trở lại ngày 25/02/2010, khi giới chức y tế Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận đã tìm thấy những hàm lượng rhodamine B rất nguy hiểm trong hàng loạt mẫu gia vị bày bán trên đîa bàn thành phố, từ bột điều xay, bột sa tế, cho đến các loại gia vị nấu bò kho, nấu thịt hầm ragu...
Chất rhodamine là phẩm màu hoá học, chủ yếu dùng để nhuộm vải cũng như một số sản phẩm khác, nhưng tuyệt đối bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì có khả năng gây ung thư cho người tiêu thụ.
Tuy nhiên, việc phát hiện chất rhodamine B trong một số gia vị tại Thành Phố Hồ Chí Minh vào tuần trước không phải là một điều mới lạ. Vào dịp trước Tết, dư luận trong nước đã không ngớt lo ngại khi thanh tra y tế tại nhiều địa phương ở Việt Nam đã liên tiếp phát hiện ra chất phẩm màu này trong ớt bột hay hạt dưa, sản phẩm truyền thống của người Việt Nam nhân dịp Tết. Báo chí trong nước ghi nhận nhiều trường hợp thực phẩm bị nhiễm rhodamine B hầu như ở mọi nơi, từ Bắc chí Nam, do chính các cơ sở sản xuất tại chỗ làm ra chứ không phải là nhập từ các địa phương khác về.
Tính chất độc hại của Rhodamine B cũng đã được nhấn mạnh : hóa chất này có thể gây độc cấp tính và mãn tính. Nếu dính vào người, nó gây dị ứng hoặc làm mẩn ngứa da, mắt... Qua đường hô hấp, chất này gây ho, ngứa cổ, khó thở, đau ngực, còn qua đường tiêu hóa, nó gây nôn mửa, có hại cho gan và thận. Trong trường hợp tích lũy nhiều trong cơ thể, rhodamine B sẽ tác hại cho gan, thận, hệ sinh sản, hệ thần kinh cũng như có thể tạo ra ung thư
Thế nhưng, bất chấp những lời báo động kể trên, vì lợi nhuận, một số nhà sản xuất vẫn tiếp tục tung ra thị trường các sản phẩm chứa độc chất này. Vụ phát hiện tại các loại gia vị nhiễm độc ở Thành Phố Hồ Chí Minh hạ tuần tháng 02 vừa qua cho thấy rõ điều đó.
Nguyên do của hành vi thiếu lương tâm đó lẽ dĩ nhiên vẫn là lợi nhuận. Dùng phẩm màu đỏ rhodamine B trong các loại gia vị có màu đỏ như bột điều, ớt đỏ, sa tế thì sẽ tạo được màu sắc đẹp hơn, làm cho món hàng hấp đẫn hơn. Còn đối với hạt dưa đỏ, ướp bằng rhodamine B sẽ giúp tạo được màu đỏ tươi, trong lúc chi phí rẻ hơn nhiều so với cách ướp truyền thống bằng cây chi tử hoặc nghệ hòa trong nước vôi, tạo ra màu đỏ mà không độc hại.
Vụ thực phẩm nhiễm rhodamine B hiện nay đã khiến giới tiêu thụ Việt Nam hết sức lo ngại vì xẩy ra trong bối cảnh nhiều vụ thức ăn nhiễm độc chất khác đã từng được báo động trong thời gian qua. Vào năm ngoái là vấn đề sữa nhiễm chất mêlamine nhập khẩu từ Trung Quốc, trước đó, vào năm 2007, là vụ nước tương chứa chất gây ung thư 3-MCPD.
Trong tất cả các vụ này, các cơ quan có trách nhiệm đã cố gằng xử lý, cho thu hồi các lô hàng bị nhiễm độc, xử phạt các nhà sản xuất vi phạm. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn chưa đạt kết quả mong muốn. Nhân vụ phát hiện chất rhodamine B trong một số gia vị bày bán tại Thành Phố Hồ Chí Minh, báo Lao Động ngày 26/02 vừa qua đã thử tìm hiểu vì sao vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu thụ Việt Nam vẫn chưa thỏa đáng.
Là một người thường xuyên theo dõi các vấn đề liên quan đến y tế, đặc biệt là các vụ thực phẩm bị nhiễm độc chất tại Việt Nam trong thời gian qua, bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên tại Úc đã giải thích rõ thêm với RFI về tác hại cụ thể của hoá chất rhodamine B đối với sức khỏe con người. Theo bác sĩ Nguyên, để ngăn ngừa không cho những vụ thực phẩm bị nhiễm chất độc hại tái diễn, cơ chế bảo đảm an toàn thực phẩm tại Việt Nam cần phải được củng cố thêm, nhất là việc quản lý chặt chẽ chu trình phân phối của các loại hoá chất có thể dễ dàng bị lạm dụng trong ngành sản xuất thực phẩm.
''Rhodamine B là một thành phần hóa học có màu đỏ sẫm, thành phần chính dùng trong công nghiệp nhuộm vải sợi. Ngoài ra, chất này cũng được dùng để nhuộm màu trong phòng thí nghiệm, để xét nghiệm tế bào, hay là nhuộm huỳnh quang... Đó là chất hoá học, vì thế khi sử dụng trong công nghiệp y tế, gia dụng, người ta luôn luôn phải chú ý đến vấn đề độc tính, sắp xếp nó vào mức độ độc tính nào, tác động đến tế bào ra sao, và xa hơn nữa là có thể gây ung thư hay không.
Cho đến nay rhodamine B được xếp vào loại chất độc. Về mức độ cấp tính, hoá chất này gây kích thích cực mạnh, tác động trên các bề mặt tiếp xúc, trên mạc mắt, mũi và miệng khi mình hít phải nó. Cho nên khi sử dụng chất này, người ta phải mang những phương tiện bảo vệ như kính đeo mắt, màn chắn, khẩu trang loại đặc biệt như N.95, găng tay...
Còn khi bị nuốt phải vào trong ruột, chất này nó sẽ kích thích đường tiêu hóa, gây nôn mửa. Nếu liều cao thì nó có thể gây độc ở gan và thận.
Về độc tính lâu dài, thì cho đến nay người ta mới chỉ nghi ngờ là rhodamine B có thể gây ung thư. Thực ra, chưa có bằng chứng rõ ràng, nhưng nó vẫn bị xếp vào loại độc chất và không được phép dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.''
Khi họ xuất hàng sang các nước Tây Âu thì người ta phát hiện ra những dấu vết, những vi lượng của chất rhodamine B trong thực phẩm, cho nên họ nghi là các nhà chế biến Á châu đã dùng đến hoá chất này. Có thể là giới sản xuất dùng rhodamine một cách ''ngây thơ'', không biết rằng đó là chất độc, nhưng cũng có thể là họ biết, nhưng vẫn cố tình sử dụng.
Dẫu sao thì tác dụng chính của rhodamine B chỉ là nhuộm màu, vì phẩm màu của chất này khá đẹp, bắt mắt, và rất hiệu quả, nghĩa là chỉ một ít rhodamine B thôi cũng có thể cho ra một khối lượng màu rất lớn.
Tuy nhiên việc dùng rhodamine trong thực phẩm rất nghiêm trọng vì cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ người tiêu dùng. Khi truy ra, nếu nhà sản xuất không biết là chất phụ gia mình dùng thuộc loại độc hại, thì đó là tội vô tình gây hại. Còn biết mà vẫn cứ làm thì tội còn nặng hơn, vừa nghiêm trọng về đạo đức nghề nghiệp, và nếu ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng hàng loạt, thì cái đó trở thành tội phạm hình sự.
Có thể là nhà sản xuất không biết sự độc hại, người bán càng không biết, và người mua thì làm sao biết được. Chỉ khi nào mà nhân viên y tế xuống kiểm tra, phát hiện ra đấy là chất độc hại thì mới vỡ lẽ ra.
Theo tôi, cần phải chuyên nghiệp hóa vấn đề an toàn thực phẩm vì quản lý phải từ vĩ mô cho đến vi mô. Thí dụ như giới sản xuất cũng phải có bằng cấp để được phép sản xuất thực phẩm, phải được đào tạo, phải có bằng cấp về độc chất, hoá chất, về các chất dùng được và chất bị cấm. Do đó khi tiếp xúc với những chất phụ gia, họ sẽ có kiến thức để biết được rằng cái nào dùng được, cái nào không dùng được, có vậy mới phân định rõ được trách nhiệm.
Ngoài ra vấn đề quản lý liên quan đến nhiều khâu. Người nhập các loại hoá chất cũng phải có kiến thức về hàng nhập, phải biết là hàng sẽ bán cho khu vực công nghiệp hay khu vực dân dụng. Lúc đó mới quy được trách nhiệm ở đâu. Theo tôi, vấn đề quản lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ai là người được phép nhập rồi được phép bán, và bán ở đâu ? Ai là người quản lý ? Đây là một chuỗi mắt xích rất lớn. Chính là ở cấp trung ương rồi ở cấp địa phương, cần phải có quy trình quản lý chặt chẽ,
Vấn đề là phải làm sao cho những người ở khâu cuối cùng là khâu sản xuất để đến tay người tiêu dùng, phải có kiến thức và có trách nhiệm, và phải chịu trách nhiệm với luật pháp.
Chứ như bây giờ, trong những cái chợ tại Việt Nam, hầu như ai cũng có thể bán được những hoá chất đó. Ngoài ra, ai cũng có thể nhập được, chưa kể đến nguồn hàng nhập lậu, không quản lý được. Họ nhập từ khắp nơi về, từ Trung Quốc về, rồi đem ra bán ngoài chợ, và ai cũng mua được. Rồi đến các cơ sở sản xuất, ai cũng có thể đăng ký thành lập mà không cần bằng cấp, không cần có kiến thức nào về vấn đề an toàn thực phẩm. Tình trạng rất lộn xộn không thể quản lý được''.
Chất rhodamine là phẩm màu hoá học, chủ yếu dùng để nhuộm vải cũng như một số sản phẩm khác, nhưng tuyệt đối bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì có khả năng gây ung thư cho người tiêu thụ.
Tuy nhiên, việc phát hiện chất rhodamine B trong một số gia vị tại Thành Phố Hồ Chí Minh vào tuần trước không phải là một điều mới lạ. Vào dịp trước Tết, dư luận trong nước đã không ngớt lo ngại khi thanh tra y tế tại nhiều địa phương ở Việt Nam đã liên tiếp phát hiện ra chất phẩm màu này trong ớt bột hay hạt dưa, sản phẩm truyền thống của người Việt Nam nhân dịp Tết. Báo chí trong nước ghi nhận nhiều trường hợp thực phẩm bị nhiễm rhodamine B hầu như ở mọi nơi, từ Bắc chí Nam, do chính các cơ sở sản xuất tại chỗ làm ra chứ không phải là nhập từ các địa phương khác về.
Từ 80% đến 100% mẫu ớt bột và hạt dưa bị nhiễm độc chất
Trung tuần tháng giêng vừa qua, nhiều tờ báo Việt Nam đã trích đăng lời báo động của bà Lê Thị Hồng Hảo - phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An Toàn Thực phẩm Quốc gia, theo đó thì trong các mẫu hạt dưa, ớt bột được xét nghiệm, tỷ lệ dương tính với rhodamine B lên tới 80%, thậm chí 100% tùy theo từng tỉnh. Theo nhân vật này thì các mẫu sản phẩm đến từ nhiều nơi, trong đó có các tỉnh thành như Hà Nội, Huế, Hải Phòng, Bắc Ninh...Tính chất độc hại của Rhodamine B cũng đã được nhấn mạnh : hóa chất này có thể gây độc cấp tính và mãn tính. Nếu dính vào người, nó gây dị ứng hoặc làm mẩn ngứa da, mắt... Qua đường hô hấp, chất này gây ho, ngứa cổ, khó thở, đau ngực, còn qua đường tiêu hóa, nó gây nôn mửa, có hại cho gan và thận. Trong trường hợp tích lũy nhiều trong cơ thể, rhodamine B sẽ tác hại cho gan, thận, hệ sinh sản, hệ thần kinh cũng như có thể tạo ra ung thư
Thế nhưng, bất chấp những lời báo động kể trên, vì lợi nhuận, một số nhà sản xuất vẫn tiếp tục tung ra thị trường các sản phẩm chứa độc chất này. Vụ phát hiện tại các loại gia vị nhiễm độc ở Thành Phố Hồ Chí Minh hạ tuần tháng 02 vừa qua cho thấy rõ điều đó.
Nguyên do của hành vi thiếu lương tâm đó lẽ dĩ nhiên vẫn là lợi nhuận. Dùng phẩm màu đỏ rhodamine B trong các loại gia vị có màu đỏ như bột điều, ớt đỏ, sa tế thì sẽ tạo được màu sắc đẹp hơn, làm cho món hàng hấp đẫn hơn. Còn đối với hạt dưa đỏ, ướp bằng rhodamine B sẽ giúp tạo được màu đỏ tươi, trong lúc chi phí rẻ hơn nhiều so với cách ướp truyền thống bằng cây chi tử hoặc nghệ hòa trong nước vôi, tạo ra màu đỏ mà không độc hại.
Vụ thực phẩm nhiễm rhodamine B hiện nay đã khiến giới tiêu thụ Việt Nam hết sức lo ngại vì xẩy ra trong bối cảnh nhiều vụ thức ăn nhiễm độc chất khác đã từng được báo động trong thời gian qua. Vào năm ngoái là vấn đề sữa nhiễm chất mêlamine nhập khẩu từ Trung Quốc, trước đó, vào năm 2007, là vụ nước tương chứa chất gây ung thư 3-MCPD.
Trong tất cả các vụ này, các cơ quan có trách nhiệm đã cố gằng xử lý, cho thu hồi các lô hàng bị nhiễm độc, xử phạt các nhà sản xuất vi phạm. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn chưa đạt kết quả mong muốn. Nhân vụ phát hiện chất rhodamine B trong một số gia vị bày bán tại Thành Phố Hồ Chí Minh, báo Lao Động ngày 26/02 vừa qua đã thử tìm hiểu vì sao vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu thụ Việt Nam vẫn chưa thỏa đáng.
Các vụ thực phẩm nhiễm độc đặt ra vấn đề quản lý
Đối với tờ báo, một trong những nguyên do là sự lơi lỏng trong quản lý, trong lúc các biện pháp trừng phạt những người vi phạm lại quá nhẹ : ''Đến thời điểm này, các doanh nghiệp vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính. Đến khi dư luận lắng xuống thì đâu lại vào đấy. Điển hình nhất là vụ nước tương có 3-MCPD được phát hiện rầm rộ trước đây đã xuất hiện lại trên thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh. Các loại hoá chất cấm đang được nhiều cơ sở sản xuất cố ý sử dụng trong chế biến thực phẩm đều được bán công khai tại chợ Kim Biên. Người mua chỉ cần nói loại hoá chất nào đều được đáp ứng. Kinh doanh hoá chất, hương liệu... là ngành nghề kinh doanh có điều kiện liên quan đến tính mạng con người, nhưng vẫn được cấp phép quá dễ''.Là một người thường xuyên theo dõi các vấn đề liên quan đến y tế, đặc biệt là các vụ thực phẩm bị nhiễm độc chất tại Việt Nam trong thời gian qua, bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên tại Úc đã giải thích rõ thêm với RFI về tác hại cụ thể của hoá chất rhodamine B đối với sức khỏe con người. Theo bác sĩ Nguyên, để ngăn ngừa không cho những vụ thực phẩm bị nhiễm chất độc hại tái diễn, cơ chế bảo đảm an toàn thực phẩm tại Việt Nam cần phải được củng cố thêm, nhất là việc quản lý chặt chẽ chu trình phân phối của các loại hoá chất có thể dễ dàng bị lạm dụng trong ngành sản xuất thực phẩm.
''Rhodamine B là một thành phần hóa học có màu đỏ sẫm, thành phần chính dùng trong công nghiệp nhuộm vải sợi. Ngoài ra, chất này cũng được dùng để nhuộm màu trong phòng thí nghiệm, để xét nghiệm tế bào, hay là nhuộm huỳnh quang... Đó là chất hoá học, vì thế khi sử dụng trong công nghiệp y tế, gia dụng, người ta luôn luôn phải chú ý đến vấn đề độc tính, sắp xếp nó vào mức độ độc tính nào, tác động đến tế bào ra sao, và xa hơn nữa là có thể gây ung thư hay không.
Cho đến nay rhodamine B được xếp vào loại chất độc. Về mức độ cấp tính, hoá chất này gây kích thích cực mạnh, tác động trên các bề mặt tiếp xúc, trên mạc mắt, mũi và miệng khi mình hít phải nó. Cho nên khi sử dụng chất này, người ta phải mang những phương tiện bảo vệ như kính đeo mắt, màn chắn, khẩu trang loại đặc biệt như N.95, găng tay...
Còn khi bị nuốt phải vào trong ruột, chất này nó sẽ kích thích đường tiêu hóa, gây nôn mửa. Nếu liều cao thì nó có thể gây độc ở gan và thận.
Về độc tính lâu dài, thì cho đến nay người ta mới chỉ nghi ngờ là rhodamine B có thể gây ung thư. Thực ra, chưa có bằng chứng rõ ràng, nhưng nó vẫn bị xếp vào loại độc chất và không được phép dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.''
Giới sản xuất dùng rhodamine chỉ để nhuộm màu thực phẩm
''Chất rhodamine B không có tác dụng gì khác ngoài việc nhuộm màu. Từ khoảng 10 hay15 năm trước đây, một số nước Tây Âu và một số quốc gia phát triển đã quản lý các chất nhuộm màu thực phẩm một cách cực kỳ nghiêm ngặt. Họ có một chu trình về chuyên môn, những người sử dụng hay chế biến phải có một loại bằng cấp, giấy phép. Lúc đó, họ đã phát hiện là một số nước châu Á có sử dụng rhodamine B để nhuộm màu, đầu tiên là các sản phẩm của Malaysia, Indonesia.Khi họ xuất hàng sang các nước Tây Âu thì người ta phát hiện ra những dấu vết, những vi lượng của chất rhodamine B trong thực phẩm, cho nên họ nghi là các nhà chế biến Á châu đã dùng đến hoá chất này. Có thể là giới sản xuất dùng rhodamine một cách ''ngây thơ'', không biết rằng đó là chất độc, nhưng cũng có thể là họ biết, nhưng vẫn cố tình sử dụng.
Dẫu sao thì tác dụng chính của rhodamine B chỉ là nhuộm màu, vì phẩm màu của chất này khá đẹp, bắt mắt, và rất hiệu quả, nghĩa là chỉ một ít rhodamine B thôi cũng có thể cho ra một khối lượng màu rất lớn.
Tuy nhiên việc dùng rhodamine trong thực phẩm rất nghiêm trọng vì cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ người tiêu dùng. Khi truy ra, nếu nhà sản xuất không biết là chất phụ gia mình dùng thuộc loại độc hại, thì đó là tội vô tình gây hại. Còn biết mà vẫn cứ làm thì tội còn nặng hơn, vừa nghiêm trọng về đạo đức nghề nghiệp, và nếu ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng hàng loạt, thì cái đó trở thành tội phạm hình sự.
Vấn đề quản lý nghiêm ngặt cần được đặt ra sau những vụ thực phẩm nhiễm độc liên tiếp
''Những dấu hiệu này cho thấy là việc quản lý, áp dụng, thực hành an toàn thực phẩm ở Việt Nam có vấn đề. Có thể suy ra là cơ chế của Việt Nam chưa đủ để quản lý chặt chẽ, buộc các nhà sản xuất tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.Có thể là nhà sản xuất không biết sự độc hại, người bán càng không biết, và người mua thì làm sao biết được. Chỉ khi nào mà nhân viên y tế xuống kiểm tra, phát hiện ra đấy là chất độc hại thì mới vỡ lẽ ra.
Theo tôi, cần phải chuyên nghiệp hóa vấn đề an toàn thực phẩm vì quản lý phải từ vĩ mô cho đến vi mô. Thí dụ như giới sản xuất cũng phải có bằng cấp để được phép sản xuất thực phẩm, phải được đào tạo, phải có bằng cấp về độc chất, hoá chất, về các chất dùng được và chất bị cấm. Do đó khi tiếp xúc với những chất phụ gia, họ sẽ có kiến thức để biết được rằng cái nào dùng được, cái nào không dùng được, có vậy mới phân định rõ được trách nhiệm.
Ngoài ra vấn đề quản lý liên quan đến nhiều khâu. Người nhập các loại hoá chất cũng phải có kiến thức về hàng nhập, phải biết là hàng sẽ bán cho khu vực công nghiệp hay khu vực dân dụng. Lúc đó mới quy được trách nhiệm ở đâu. Theo tôi, vấn đề quản lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ai là người được phép nhập rồi được phép bán, và bán ở đâu ? Ai là người quản lý ? Đây là một chuỗi mắt xích rất lớn. Chính là ở cấp trung ương rồi ở cấp địa phương, cần phải có quy trình quản lý chặt chẽ,
Vấn đề là phải làm sao cho những người ở khâu cuối cùng là khâu sản xuất để đến tay người tiêu dùng, phải có kiến thức và có trách nhiệm, và phải chịu trách nhiệm với luật pháp.
Chứ như bây giờ, trong những cái chợ tại Việt Nam, hầu như ai cũng có thể bán được những hoá chất đó. Ngoài ra, ai cũng có thể nhập được, chưa kể đến nguồn hàng nhập lậu, không quản lý được. Họ nhập từ khắp nơi về, từ Trung Quốc về, rồi đem ra bán ngoài chợ, và ai cũng mua được. Rồi đến các cơ sở sản xuất, ai cũng có thể đăng ký thành lập mà không cần bằng cấp, không cần có kiến thức nào về vấn đề an toàn thực phẩm. Tình trạng rất lộn xộn không thể quản lý được''.
No comments:
Post a Comment