Tay trần "bốc" thịt nướng chả.
Ông chủ quán tay bóng nhoáng vì dầu mỡ, vừa quạt chả vừa tay không bốc từng vốc thịt cho vào vỉ. Chốc choc, vẫn bàn tay ấy lại cầm cái que đen chũi gạt qua gạt lại mớ than để thịt mau chín…
Tay trần "đadinăng"
Dừng chân tại một quán bún chả nướng trên đường Hoàng Quốc Việt, đập vào mắt PV là hình ảnh một người đàn ông phốp pháp, bàn tay đầy dầu mỡ đang nhanh nhẹn cho những miếng thịt vào chiếc vỉ đen bóng.
Cũng bàn tay ấy, ông dùng để bóc những miếng thịt chín dính chặt vào vỉ. Bàn tay “đadinăng” ấy của ông dùng để làm tất cả mọi việc, ngay cả việc cời những viên than để lửa cháy to, bốc thêm than củi đen sì cho vào bếp.
Đứng bên cạnh ông là bà chủ quán cũng tay trần bốc bún, thịt, rau sống bỏ vào đĩa cho khách. Rồi lại cầm chiếc giẻ lau bẩn lau bàn. Công đoạn mất vệ sinh trong chế biến ấy ai đi qua cũng có thể mục sở thị, nhưng quán của ông vẫn nườm nượp khách ra vào.
Theo như bà chủ quán nói thì do quán của bà bán giá phải chăng mà bún và chả đều nhiều, nước dùng lại ngon nên thu hút được nhiều thực khách. Chỉ với 25.000 đồng, thực khách đến đây sẽ có một đĩa bún đầy và một bát nước chấm với rất nhiều chả.
Khảo sát một vài thực khách thường xuyên ăn ở quán này cho thấy, ai cũng tận mắt chứng kiến công đoạn chế biến mất vệ sinh của cả ông chủ lẫn bà chủ, nhưng họ không mấy để tâm, vì theo họ quán nào cũng thế cả. Chỉ có điều, những quán khác biết “che đậy” hành vi.
Chị Mai- một thực khách thường xuyên tại quán bún chả này- cho biết: “Hôm nào ra đây ăn tôi cũng chứng kiến cảnh chế biến này hết. Ban đầu cũng hơi phản cảm, nhưng nhìn mãi cũng quen mắt. Được cái ăn ở đây rẻ, lại ngon và nhiều chả. Những quán khác chắc gì đã vệ sinh hơn. Mà với lượng chả và bún như ở đây, nơi khác họ phải bán 30- 35 nghìn đồng…”.
Một số thực khách thì cho rằng: Chế biến có “bẩn” một chút, nhưng họ thấy yên tâm hơn những quán khác vì chả ở đây không có màu vàng bắt mắt như kiểu cho thêm hóa chất tạo màu.
Mùi thơm chả nướng “chế” từ hóa chất
Từ gợi ý của những thực khách tại quán bún chả trên đường Hoàng Quốc Việt, PV có mặt tại chợ Đồng Xuân để tìm hiểu về loại hương liệu tạo mùi cho thịt nướng, chả nướng.
Tại khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân, mỗi lần thấy có khách đi qua, người bán hàng lại chào đón rôm rả.
Các loại hương liệu ở đây được bày bán rất nhiều, đa chủng loại sử dụng. Theo giới thiệu của một chủ kiốt thì ở đây có đầy đủ các loại hương liệu dùng để tạo mùi, tạo màu thực phẩm. Đặc biệt là những loại phụ gia để chế biến các món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút.
Biết ý định của PV là muốn mua phụ gia cho món chả, thịt nướng, người bán hàng lôi ra một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và một gọi bột màu trắng và giới thiệu để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng không thể thiếu 2 thứ này.
Lọ phụ gia này chi chít chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, chất bột trắng được đựng trong túi nylon, không nhãn mác.
Chủ kiốt cho biết “Làm bún chả gia đình ăn thì người ta ít sử dụng đến công cụ hỗ trợ này, nhưng làm hàng bán thì cần phải có. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh. Chất này sẽ giúp họ "giấu" được bản chất thật của thịt...”.
Theo các bác sĩ ở Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, mùa hè, mùa lễ tết là thời điểm số bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tăng cao.
Vì vậy người dân nên hạn chế ăn các loại thức ăn đường phố, vì đó là nơi rất dễ bị nhiễm khuẩn, quy trình chế biến và bảo quản đều không đảm bảo. Không nên ăn thức ăn ôi thiu, hoặc để lâu ngày không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
Mọi người phải tự bảo vệ sức khỏe của bản thân mình chứ không thể trông chờ vào lực lượng chức năng. Họ không thể đủ nhân lực để kiểm soát những trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, khi người bán vì lợi nhuận bất chấp tất cả và người tiêu dùng vẫn thờ ơ với sức khỏe của chính mình.
Dừng chân tại một quán bún chả nướng trên đường Hoàng Quốc Việt, đập vào mắt PV là hình ảnh một người đàn ông phốp pháp, bàn tay đầy dầu mỡ đang nhanh nhẹn cho những miếng thịt vào chiếc vỉ đen bóng.
Cũng bàn tay ấy, ông dùng để bóc những miếng thịt chín dính chặt vào vỉ. Bàn tay “đadinăng” ấy của ông dùng để làm tất cả mọi việc, ngay cả việc cời những viên than để lửa cháy to, bốc thêm than củi đen sì cho vào bếp.
Đứng bên cạnh ông là bà chủ quán cũng tay trần bốc bún, thịt, rau sống bỏ vào đĩa cho khách. Rồi lại cầm chiếc giẻ lau bẩn lau bàn. Công đoạn mất vệ sinh trong chế biến ấy ai đi qua cũng có thể mục sở thị, nhưng quán của ông vẫn nườm nượp khách ra vào.
Theo như bà chủ quán nói thì do quán của bà bán giá phải chăng mà bún và chả đều nhiều, nước dùng lại ngon nên thu hút được nhiều thực khách. Chỉ với 25.000 đồng, thực khách đến đây sẽ có một đĩa bún đầy và một bát nước chấm với rất nhiều chả.
Khảo sát một vài thực khách thường xuyên ăn ở quán này cho thấy, ai cũng tận mắt chứng kiến công đoạn chế biến mất vệ sinh của cả ông chủ lẫn bà chủ, nhưng họ không mấy để tâm, vì theo họ quán nào cũng thế cả. Chỉ có điều, những quán khác biết “che đậy” hành vi.
Chị Mai- một thực khách thường xuyên tại quán bún chả này- cho biết: “Hôm nào ra đây ăn tôi cũng chứng kiến cảnh chế biến này hết. Ban đầu cũng hơi phản cảm, nhưng nhìn mãi cũng quen mắt. Được cái ăn ở đây rẻ, lại ngon và nhiều chả. Những quán khác chắc gì đã vệ sinh hơn. Mà với lượng chả và bún như ở đây, nơi khác họ phải bán 30- 35 nghìn đồng…”.
Một số thực khách thì cho rằng: Chế biến có “bẩn” một chút, nhưng họ thấy yên tâm hơn những quán khác vì chả ở đây không có màu vàng bắt mắt như kiểu cho thêm hóa chất tạo màu.
Hóa chất "chế" chả nướng không nguồn gốc bán đầy ở chợ Đồng Xuân. |
Mùi thơm chả nướng “chế” từ hóa chất
Từ gợi ý của những thực khách tại quán bún chả trên đường Hoàng Quốc Việt, PV có mặt tại chợ Đồng Xuân để tìm hiểu về loại hương liệu tạo mùi cho thịt nướng, chả nướng.
Tại khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân, mỗi lần thấy có khách đi qua, người bán hàng lại chào đón rôm rả.
Các loại hương liệu ở đây được bày bán rất nhiều, đa chủng loại sử dụng. Theo giới thiệu của một chủ kiốt thì ở đây có đầy đủ các loại hương liệu dùng để tạo mùi, tạo màu thực phẩm. Đặc biệt là những loại phụ gia để chế biến các món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút.
Biết ý định của PV là muốn mua phụ gia cho món chả, thịt nướng, người bán hàng lôi ra một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và một gọi bột màu trắng và giới thiệu để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng không thể thiếu 2 thứ này.
Lọ phụ gia này chi chít chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, chất bột trắng được đựng trong túi nylon, không nhãn mác.
Chủ kiốt cho biết “Làm bún chả gia đình ăn thì người ta ít sử dụng đến công cụ hỗ trợ này, nhưng làm hàng bán thì cần phải có. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh. Chất này sẽ giúp họ "giấu" được bản chất thật của thịt...”.
Theo các bác sĩ ở Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, mùa hè, mùa lễ tết là thời điểm số bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tăng cao.
Vì vậy người dân nên hạn chế ăn các loại thức ăn đường phố, vì đó là nơi rất dễ bị nhiễm khuẩn, quy trình chế biến và bảo quản đều không đảm bảo. Không nên ăn thức ăn ôi thiu, hoặc để lâu ngày không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
Mọi người phải tự bảo vệ sức khỏe của bản thân mình chứ không thể trông chờ vào lực lượng chức năng. Họ không thể đủ nhân lực để kiểm soát những trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, khi người bán vì lợi nhuận bất chấp tất cả và người tiêu dùng vẫn thờ ơ với sức khỏe của chính mình.
Theo VietQ
No comments:
Post a Comment