Hôm nay:

Các bước tẩm hóa chất biến hóa mực thối thành tươi

Cùng với trứng - thịt - gạo giả, mực tươi, mực khô cũng được làm giả với nhiều hình thức tinh vi.

mực, bẩn, hóa chất, thối
Nếu như trước kia, chỉ có đồ gia dụng bị làm giả, làm nhái, thì giờ đây, ngay cả thực phẩm cũng có thể làm “đểu” một cách rất tinh vi. Bắt đầu từ trứng giả, gạo giả, sau là thịt giả và mực giả.
mực, bẩn, hóa chất, thối
Với nhu cầu sử dụng cao, mực tươi được phơi thành mực khô, nhằm mục đích bảo quản và chế biến. Đây cũng là lúc nghệ thuật làm giả mực "nảy mầm" và phát triển. Những chiêu trò tinh vi cùng hóa chất độc hại đều được sử dụng để chế biến, vì lợi nhuận khổng lồ mà công việc này mang lại.
mực, bẩn, hóa chất, thối
Cấp độ thấp nhất của công nghệ làm mực khô “đểu”, đó là sử dụng loại mực xà (còn gọi là mực ma) để thay thế mực ống thường. Loài mực này có tên khoa học là Sthenoteuthis oualaniensis, có rất nhiều ở Biển Đông.
mực, bẩn, hóa chất, thối
Mực khô gắn keo là cấp độ tiếp theo của “nghệ thuật” làm giả mực hiện nay. So với mực khô thông thường, loại mực này nhỏ hơn, hình thù gần giống lá trầu. Đuôi mực dễ dàng được bóc ra do dính bằng keo, râu không quăn và không hề có mắt như tự nhiên.
mực, bẩn, hóa chất, thối
Quy trình làm mực xà khô giống hệt như làm mực ống khô thông thường. Tuy nhiên, đuôi mực xà có màu đen sậm, xòe như đuôi cá, to hơn hẳn so với mực thường.
mực, bẩn, hóa chất, thối
Râu mực không quăn như mực "xịn".

mực, bẩn, hóa chất, thối
Một chiêu trò lừa đảo tinh vi hơn đó là công nghệ phục chế mực "tươi" kém chất lượng để bán. Nguyên liệu đầu vào trong chu trình này là những sọt mực bốc mùi hôi, ngả màu tím đen, mốc meo vì quá hạn sử dụng, được thu lượm hàng loạt và bán cho các tiểu thương chợ lẻ.
mực, bẩn, hóa chất, thối
Các tiểu thương sau đó ngâm mực hỏng vào những chậu nước có màu đục như nước vo gạo và khuấy đều. Sau một thời gian, mực mốc trở nên trắng phau, tươi rói như vừa được đánh bắt.
mực, bẩn, hóa chất, thối
Hóa chất thần kỳ trên được dân trong nghề gọi là chất kiềm. Cứ 1kg mực hỏng, ngâm chất này thì sẽ thu về được 1,2kg - lãi 200g. Nếu mực bị biến chất, có mùi, người ta sẽ ngâm chúng thêm với chất tẩy trắng, giúp khử mùi hôi tanh, tăng độ giòn, dai cho mực.
mực, bẩn, hóa chất, thối
Mới đây nhất, dư luận lại xôn xao về một loại mực khô cực kỳ nguy hiểm: đó là mực cao su. Theo nhiều câu chuyện chia sẻ trên mạng, loại mực này khi đốt cháy đen rất nhanh, có mùi khét như mùi polymer cháy. Khi bóp thử thì vỡ vụn như than.
mực, bẩn, hóa chất, thối
Nếu chẳng may ăn phải, bạn sẽ thấy mực vô cùng dai dù có nhai tới “sái quai hàm” và không có vị ngọt như thông thường. Loại mực cao su này có giá khá rẻ, khoảng 230.000 - 250.000đ/kg so với 350.000 - 420.000đ/kg mực loại xịn, và thường được bán ở dạng xé sợi nhỏ, tẩm ướp sẵn.

Theo Trithuc

No comments:

Post a Comment

Older Post:

Newer Post:

Auto Scroll Stop Scroll