Công nghệ “giả” riêu cũng không có gì phức tạp. Sau khi có ít riêu, người bán sẽ đánh mịn trứng hoặc dầm nhỏ đậu phụ và trộn chung trên chảo có ít dầu, bỏ thêm một ít nước riêu để không ai phân biệt được.

Với rất nhiều bạn trẻ chuyên “cơm hàng, cháo chợ”, thì bún riêu hay canh bún là một trong hai món khoái khẩu; nhưng hầu hết họ đều rất ít khi suy nghĩ xem mình đang ăn cái gì, cho dù thỉnh thoảng có thắc mắc: “Cua đắt như thế mà tại sao một bát bún riêu có 15.000 đồng đến 20.000 đồng, lại đầy riêu cua?”.

Phải nói ngay rằng, riêu cua không phải lúc nào cũng làm từ… cua. Cua dùng để chế biến ra riêu, người miền Bắc gọi là cua đồng, nhưng người miền Trung gọi là rạm; còn người miền Nam thường kêu là rẹm. Làm riêu chẳng có gì phức tạp, người ta sẽ xay nhỏ con rẹm ra, sau đó lọc bã để vứt đi, nấu phần thịt còn lại, riêu sẽ nổi lên.

Riêu giả có màu trắng mượt.

Dù rẹm không mắc như cua, song cũng chẳng rẻ. Nếu rẹm to, bạn phải mua 100 ngàn/1kg, nếu nhỏ thì cũng 60 ngàn/1kg. 1kg rẹm nấu xong thu lại cũng chỉ khoảng 1 bát đầy riêu và riêu cũng có màu đen đen.

“Nếu ăn ở hàng nào mà người ta cho nhiều riêu, vừa trắng vừa mềm thì đó là bởi người ta bỏ thêm trứng hoặc đậu phụ”- chị Lướt, một người có gần 10 năm bán canh bún tại ngã năm Chuồng Chó, Q. Gò Vấp (TPHCM) - giải thích khi chúng tôi thắc mắc tại sao chị lại cho ít riêu và riêu lại có màu xỉn xỉn như thế.

Chỉ cần một xíu bột màu này...

Công nghệ “giả” riêu cũng không có gì phức tạp. Sau khi có ít riêu, người bán sẽ đánh mịn trứng hoặc dầm nhỏ đậu phụ và trộn chung trên chảo có ít dầu, bỏ thêm một ít nước riêu để không ai phân biệt được đâu là riêu, đâu là trứng và đậu phụ. Nhiều người ăn riêu giả quen sẽ thấy khó chịu khi ăn phải riêu thật. Bởi riêu thật không đẹp, mịn và béo như riêu giả.

... sẽ có một nồi nước dùng đỏ đẹp.

Để làm nước màu cho nồi nước lèo, mọi chuyện còn đơn giản hơn nữa. Chỉ cần một chút phẩm màu công nghiệp rẻ như bèo mua ở chợ, người bán sẽ có một nồi nước lèo đỏ đẹp như mơ.

Nếu chạm nhẹ vào một chút phẩm màu gạch tôm này, dù đã gột rửa bằng nhiều xàphòng vẫn thấy rát rát ở đầu ngón tay vì bột màu dính vào kẽ móng tay, đủ thấy bột màu này độc hại như thế nào.