Ông Quyền cho biết, trong bối cảnh hội nhập, việc giao thương nông sản giữa Việt Nam và các nước láng giềng là hoạt động hết sức bình thường. Để việc tiêu thụ nông sản được ổn định, bền vững, chúng ta đã xây dựng chính sách pháp luật rõ ràng nhằm giúp cho việc tổ chức thu mua và tiêu thụ nông sản của bà con nông dân được thuận lợi theo đúng quy định của luật pháp và bảo vệ quyền lợi cho thương nhân, nông dân; đồng thời để đấu tranh với hoạt động thu mua hoặc mang tính phá hoại, hoặc mang tính đầu cơ trục lợi, hoặc bất thường.
Mới đây Bộ Công Thương đã có chỉ đạo chung, trong đó có hoạt động thu mua nông sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Theo đó, dù có hiện diện hay không hiện diện thì thương nhân nước ngoài phải có đăng ký và giấy chứng nhận đầu tư, có văn phòng đại diện là thay mặt tổ chức, cá nhân nước ngoài giám sát việc thu mua nông sản tại Việt Nam.
Thương nhân không có hiện diện thương mại vẫn hoạt động thương mại phải được Bộ Công Thương cấp phép, không trực tiếp mua của người sản xuất mà phải thông qua thương nhân Việt Nam. Nếu vi phạm những quy định này sẽ bị xử phạt theo Nghị định 185.
Ông Quyền cũng cho hay, trên thực tế thì thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cơ bản tốt, góp phần cho tổ chức, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam ra thế giới, có doanh nghiệp FDI tham gia thu mua cà phê, xuất khẩu...
Nhưng bên cạnh đó, ông Quyền cũng cho hay có một bộ phận tổ chức, cá nhân nước ngoài lợi dụng chính sách mở cửa vào tham gia hoạt động mua bán nông sản trái phép; lợi dụng con đường du lịch chứ không phải thương nhân. Chính bộ phận này làm thị trường bất thường, hoạt động ăn xổi ở thì, chộp giật.
“Họ nâng giá mua song chỉ thực hiện được lợi ích trước mắt là tiêu thụ được nông sản, tạo giá tốt; mặt trái là toàn bộ hệ thống kết nối từ trước đến nay bị phá vỡ, ảnh hưởng tiêu cực. Không loại trừ một số thương nhân vào Việt Nam thu mua mang tính phá hoại, mua những loại rất lạ như móng trâu bò, lá cây này ngọn cây kia... mang tính triệt phá”- ông Quyền nói.
No comments:
Post a Comment