Hôm nay:

Nguy hiểm từ cốc giấy đựng đồ ăn liền TQ


Một loạt sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc vốn dùng cốc giấy để đựng đồ ăn, đã bị phát hiện có quá nhiều chất làm trắng ở bao bì.

Kết quả một cuộc nghiên cứu cho thấy, một số món hàng thực phẩm nổi tiếng của Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn quốc gia về bao bì bên ngoài. Những người trong cuộc dự đoán, bê bối như vậy là khó tránh trong một thời gian ngắn do thực thi luật pháp lỏng lẻo.
Dong Jinshi, phó chủ tịch Hiệp hội Bao bì thực phẩm quốc tế cho biết, thử nghiệm trên nhiều loại cốc giấy đựng mì ăn liền và trà sữa cho thấy có quá nhiều chất làm trắng huỳnh quang trong bao bì bên ngoài. Kết luận của ông Dong là dựa trên cuộc khảo sát kéo dài 3 tháng của Hiệp hội, vừa kết thúc tháng này.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành với 84 sản phẩm thực phẩm nổi tiếng mua từ các siêu thị địa phương và cửa hàng tiện lợi ở Bắc Kinh, Thượng Hải cũng như ở các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang và Giang Tô. Ví dụ, 24 món hàng thực phẩm - 80% tổng số mẫu được lấy ở Bắc Kinh, bị phát hiện dư thừa chất làm trắng huỳnh quang.
Nhiều sản phẩm được ưa chuộng đã xuất hiện trên kệ siêu thị từ nhiều năm bị liệt vào danh sách không đạt chuẩn.
Chất làm trắng huỳnh quanh là một dạng hợp chất hữu cơ được dùng để làm trắng giấy nhưng nó có thể gây ung thư nếu người dùng nạp vào người quá mức. "Dù các thực phẩm bên trong đều ổn nhưng người tiêu dùng vẫn có nguy cơ hấp thụ hóa chất khi chạm vào bao bì bên ngoài".
Tới chiều 10/8, không một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nào liên quan tới cuộc nghiên cứu cho hay, họ dự định rút sản phẩm của mình khỏi các kệ hàng.
Uni-President Enterprises (China) Investment, một công ty sản xuất mỳ ăn liền đã phản bác kết luận nghiên cứu và nói: "mọi cốc giấy chứa mỳ ăn liền đều đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về đóng gói.
Giá giấy thô, phù hợp để đóng gói thực phẩm sau khi chế biến là 10.000 NDT (1.570 USD) một tấn, gần gấp đôi giá giấy tái chế.
Theo Hoài Linh (VNN / ChinaDaily, ANN)

Older Post:

Newer Post:

Auto Scroll Stop Scroll