Hôm nay:

Né hoa quả độc hại TQ như thế nào?

Bất cứ loại rau, hoa quả nào khi mua về, người tiêu dùng cũng đều phải rửa thật kỹ, gọt vỏ sạch sẽ trước khi dùng.
Gần đây, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện một loạt trái cây, rau, củ Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Chúng tôi đã có buổi PV bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, Chủ tịch CLB Phụ nữ với tiêu dùng Hà Nội

- Thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng có nói thực trạng hoa quả Trung Quốc được gắn mác hoa quả Việt Nam. Là một người tiêu dùng, bà nghĩ sao về vấn đề này?
Vừa qua, ở Trung Quốc xuất hiện một số sự cố về ATTP, như trong sữa có melamine, cải thảo có formaldehyde, táo có chứa chất arsen và thiram. Bản thân tôi, trước đây làm việc bên Tổng cục tiêu chuẩn đo lường về chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ nên cũng có ít nhiều kiến thức trong việc đưa ra các quy chuẩn đối với các loại hàng hóa tiêu dùng.
Né hoa quả độc hại TQ như thế nào?, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, hoa qua trung quoc, chat bao quan, cam sanh, tao, le, hong, nguoi tieu dung, sua nhiem melamine
Lê, táo Trung Quốc được bày bán nhiều tại chợ Long Biên
Hiện nay, tình trạng hoa quả Trung Quốc tràn ngập thị trường không chỉ làm hạn chế sức tiêu thụ nông sản Việt Nam, ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của nông dân mà còn là mối lo ngại của người tiêu dùng về mức độ an toàn. Vì vậy, người tiêu dùng cần có chính kiến và ý thức bảo vệ sức khỏe của mình thông qua việc chọn lựa những mặt hàng có xuất xứ rõ ràng.
- Bà có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm phân biệt các loại hoa quả có nhiễm hóa chất?
Hoa quả có màu sắc và trạng thái tự nhiên sẽ không bị giập nát, úa, không có vết màu lạ hay mùi vị lạ. Đặc biệt không nên mua hoa quả đã bị thâm hoặc nhũn ở đầu dù phần vỏ của hoa quả còn đẹp vì có thể là do hoá chất bảo vệ thực vật nhưng thực chất bên trong hoa quả đã bị hỏng.
Né hoa quả độc hại TQ như thế nào?, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, hoa qua trung quoc, chat bao quan, cam sanh, tao, le, hong, nguoi tieu dung, sua nhiem melamine
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi - Chủ tịch CLB Phụ nữ với tiêu dùng Hà Nội đang hướng dẫn cách chọn mua nhãn an toàn
Hơn nữa, biết tâm lý người tiêu dùng thường thích mua loại quả chín, đẹp, nên một số người kinh doanh đã ngâm quả xanh vào một số hoá chất bảo vệ thực vật, chỉ trong một thời gian ngắn quả chín vàng rực, đẹp, có thể bán ngay. Vì vậy, khi mua hoa quả người tiêu dùng cần lưu ý: Tất cả các hiện tượng bất thường như rau quá non, xanh, quả chín quá đều, đẹp không bình thường là dễ có hoá chất bảo vệ thực vật.
Hoa quả nhiễm hóa chất thường có mùi hắc, khó chịu do khi phun thuốc xong, người ta chưa để thời gian cách ly đủ mà đã đem ra thị trường. Cách kiểm tra hoa quả có an toàn không khá đơn giản nhưng lại... rườm rà. Đó là khi mua hoa quả, để vào túi nilon và túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc.
Bất cứ loại rau, hoa quả nào khi mua về, người tiêu dùng cũng đều phải rửa thật kỹ, gọt vỏ sạch sẽ trước khi dùng.
- Hoa quả Trung Quốc và hoa quả nội khác nhau như thế nào thưa bà?
Nếu không phải là người có kinh nghiệm và “sành” trong việc đi chợ thì sẽ không phân biệt được. Ví dụ, những quả chuối dài, vàng ươm, trông rất bắt mắt, hay những quả cam to, da bóng láng, màu vàng tươi do bị tẩm hóa chất, tôi sẽ không mua mà sẽ chọn cam sành loại nhỏ da sần sùi, xấu xí nhưng biết chắc đó là cam trong nước.
Né hoa quả độc hại TQ như thế nào?, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, hoa qua trung quoc, chat bao quan, cam sanh, tao, le, hong, nguoi tieu dung, sua nhiem melamine
Các thương lái đang vận chuyển hoa quả vào nội thành
Táo Trung Quốc quả thường tròn, được bọc trong lưới xốp. Khi bóc lưới xốp ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản vỏ bị bay hơi.
Quýt Trung Quốc vỏ dày, bị đánh bóng, quả thấp và khi bóc ra hai đầu múi quýt thường khô. Khi bóc vỏ, nếu thấy phần tiếp giáp giữa múi và vỏ có màu vàng xanh thì không nên ăn vì hóa chất bảo vệ thực vật đã ngấm vào bên trong quả. Quýt chính vụ của Việt Nam thương thu hoạch từ tháng 10 đến khoảng tháng 2 năm sau.
Xin cảm ơn bà!
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN & PTNT cho biết, từ tháng 7 đến 10-8, cơ quan BVTV đã lấy 104 mẫu hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, trong đó phát hiện 3 mẫu vi phạm, có dư lượng vượt mức tối đa cho phép. Có 2 mẫu nho nhập từ Trung Quốc (qua cửa khẩu Lào Cai) có dư lượng chất difenoconazole và cypermethrin, gấp 3-5 lần so quy định; 1 mẫu khoai tây cũng của Trung Quốc, nhập qua cảng Sài Gòn, có dư lượng cholorpyrifos ethyl gấp 3 lần quy định. Cục đã chỉ đạo các đơn vị xử lý theo đúng quy định.

No comments:

Post a Comment

Older Post:

Newer Post:

Auto Scroll Stop Scroll