Mực khô, cá nục hấp sấy khô qua phân tích phát hiện có chứa chất Bifenthrin, loại hóa chất dùng trong thuốc trừ sâu (nhóm hoa cúc). Loại hóa chất này, nếu ăn vào có thể gây buồn nôn, đau đầu, thậm chí ảnh hưởng đến ADN và gene, gây viêm khớp, ung thư.
Mẫu cá, mực khô gửi phân tích phát hiện chất Bifenthrin
Mực khô, cá khô chứa chất độc
Xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) là nơi có hoạt động chế biến hải sản thuộc dạng lớn ở Bắc Trung bộ. Từ xã này, nhiều loại cá khô, mực khô được chuyển lên Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc để tiêu thụ.
Sau khi có những thông tin nghi ngờ về một số cơ sở chế biến trong vùng dùng hóa chất không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) để đuổi ruồi muỗi, chống ẩm mốc, phóng viên đã lấy 3 mẫu ở một cơ sở chuyên chế biến, kinh doanh mực cá khô thuộc loại lớn nhất Hải Bình, để phân tích.
Ba mẫu là cá nục tẩm bột màu vàng (giá 53.000 đồng/kg), cá nục hấp (giá bán 23.000 đồng/kg), mực khô (giá 105.000 đồng/kg). Các mẫu được lấy ngẫu nhiên trong thùng hàng thành phẩm chuẩn bị xuất bán.
Trong ba mẫu trên, chủ cửa hàng cho biết, mực khô không phải là sản phẩm của gia đình, hoặc địa phương sản xuất, mà nhập về từ tỉnh khác rồi đem bán ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trong ba mẫu trên, chủ cửa hàng cho biết, mực khô không phải là sản phẩm của gia đình, hoặc địa phương sản xuất, mà nhập về từ tỉnh khác rồi đem bán ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Nhìn bề ngoài, loại mực khô ngoài lớp “phấn trắng” tự có, còn phủ thêm một lớp bột trắng, như chất chống ẩm mốc; còn cá nục bề mặt khô, sáng, cá chắc, trông bắt mắt.
Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy, mực khô và cá nục hấp sấy khô có chứa chất Bifenthrin, một loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm hoa cúc tổng hợp.
Hàm lượng Bifenthrin có trong mực khô tới 1,04 mg/kg, còn trong cá nục hấp sấy khô là 0,054 mg/kg.
Một lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết, theo Quyết định 46/2007 của Bộ Y tế, có quy định dư lượng Bifenthrin tối đa trong một số thực phẩm, với mức độ khác nhau, nhưng chưa nói cụ thể trên các loại cá, mực khô.
Tuy nhiên, so với mức dư lượng bifenthrin trên một số thực phẩm phổ biến, ngưỡng chất Bifenthrin trên mực khô (tới 1,04 mg/kg), cá nục hấp sấy khô là (0,054 mg/kg), trong các mẫu gửi đi phân tích đều vượt ngưỡng.
Cụ thể, Bộ Y tế quy định dư lượng Bifenthrin trên cam, chanh, nho, khoai tây, thịt, mỡ, và phủ tạng của gà, sữa, thận, gan gia súc; ngô thân ngô, lúa mạch chỉ ở mức 0,05 mg/kg; trên trứng gà chỉ 0,01 mg/kg; trên thân và vỏ lúa mì, cây ngô khô cũng chỉ 0,02 mg/kg…
Có thể gây ung thư
Theo ông Vương Trường Giang, Trưởng phòng Quản lý thuốc Bảo vệ Thực vật (thuộc Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT), loại thuốc Bifenthrin (min 97%), nằm trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật do Bộ NN&PTNT ban hành tại Việt Nam.
Có thể gây ung thư
Theo ông Vương Trường Giang, Trưởng phòng Quản lý thuốc Bảo vệ Thực vật (thuộc Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT), loại thuốc Bifenthrin (min 97%), nằm trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật do Bộ NN&PTNT ban hành tại Việt Nam.
Hiện chất này chỉ có một tên thương mại thuốc là Talstar 10 EC, có tác dụng trị sâu khoang trên cây lạc, do Cty FMC Chemmicl International AG (của Mỹ) đăng ký xuất vào Việt Nam.
Ông Giang cho biết, Tổ chức Y tế thế giới - WHO xếp Bifenthrin nằm trong nhóm độc 2, nếu sử dụng có thể gây ngộ độc, biểu hiện như nôn mửa, chóng mặt đau đầu, nếu hàm lượng lớn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Theo Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Bifenthrin rất độc với nhiều loại côn trùng, cá và các loại thủy sản. Nó là một chất có tác dụng diệt muỗi, có thể được sử dụng trong các loại màn chống muỗi.
Bifenthrin có độc tính cao với các loài cá, do chất này khó tan trong nước nên đọng lại trong lớp bùn và ảnh hưởng đến các loài cá tầng đáy.
Cơ chế độc với các sản phẩm cá là do sự ức chế men ATP-ase dẫn đến không sử dụng được ATP để cân bằng lượng oxy. Vì không lấy được oxy do không sử dụng được ATP, cá sẽ chết.
Cơ chế độc với các sản phẩm cá là do sự ức chế men ATP-ase dẫn đến không sử dụng được ATP để cân bằng lượng oxy. Vì không lấy được oxy do không sử dụng được ATP, cá sẽ chết.
Theo một chuyên gia về ATTP, độc tính của Bifenthrin trên các loài có vú và con người được thấy là rất nhẹ. Tuy nhiên, nếu tích lũy nhiều trong thực phẩm có thể gây một số nguy cơ. Người ăn phải thực phẩm chứa bifenthrin lâu ngày có thể bị ngộ độc.
Các triệu chứng gặp phải là buồn nôn, đau đầu, tăng mẫn cảm với âm thanh và rung động, dị ứng ngoài da và mắt. Các nghiên cứu còn cho thấy Bifenthrin có thể gây ảnh hưởng đến ADN và gene.
Các triệu chứng gặp phải là buồn nôn, đau đầu, tăng mẫn cảm với âm thanh và rung động, dị ứng ngoài da và mắt. Các nghiên cứu còn cho thấy Bifenthrin có thể gây ảnh hưởng đến ADN và gene.
Bifenthrin có thể gây ức chế chức năng LFA-1/ICAM của tế bào T, có thể dẫn đến viêm và có thể gây các bệnh tự miễn như hen suyễn, viêm phổi, viêm khớp và ung thư.
Theo vị chuyên gia kiểm nghiệm ATTP này, Cơ quan bảo vệ môi sinh - EPA (Mỹ) phân loại Bifenthrin thuộc nhóm C trong phân loại các chất gây ung thư, là chất có thể gây ung thư trên người. Liều độc cấp tính là 0,328 mg/kg thể trọng/ngày; liều độc mãn tính là 0,013 mg/kg thể trọng/ngày.
Theo vị chuyên gia kiểm nghiệm ATTP này, Cơ quan bảo vệ môi sinh - EPA (Mỹ) phân loại Bifenthrin thuộc nhóm C trong phân loại các chất gây ung thư, là chất có thể gây ung thư trên người. Liều độc cấp tính là 0,328 mg/kg thể trọng/ngày; liều độc mãn tính là 0,013 mg/kg thể trọng/ngày.
Theo Tiền Phong
No comments:
Post a Comment