Lý do là bột muối có thể giúp tẩy sạch các thành phần dư thừa của thuốc trừ sâu được sử dụng trong quá trình nuôi cua. Tờ Modern Express trụ sở tại tỉnh Giang Tô đưa tin, cua lông rất dễ bị nhiễm loại thuốc sâu có tên gọi khoa học sodium pentachlorophenol. Người chăn nuôi dùng loại thuốc này để trừ đỉa và các loại ốc sên có chứa sán.
Liu Hualing, Phó Phòng Thanh tra Hóa học và Vật lý thuộc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh dịch tỉnh Giang Tô, trong bài phỏng vấn với tờ báo này cho hay, thịt cua là nơi lưu giữ những thành phần dư thừa của thuốc trừ sâu và có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng.
Theo ông Liu, xóc rửa cua bằng bột muối (sodium bicarbonate) là cách đơn giản và hiệu quả để loại trừ thành phần gây hại đó trong thịt cua.
Mùa thu là mùa cua lông - một loại đặc sản trong ẩm thực Trung Quốc. |
Fan Shoulin, Thư ký Hiệp hội Thủy sản Thượng Hải, cho biết, Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc đã ban hành tiêu chuẩn sử dụng thuốc trừ sâu trong nuôi trồng thủy sản vào tháng 7 năm 2007.
Theo đó, các loại thuốc trừ sâu độc tố cao, có thể gây ung thư, vô sinh hoặc biến đổi gen đều bị cấm. Nếu hấp thu hoặc tiếp xúc với sản phẩm có chứa thuốc trừ sâu dạng này, người dùng có thể gặp rối loạn về da, mắt và đường hô hấp.
Fan Shoulin khẳng định trên tờ Thời báo Thượng Hải: "Sodium pentachlorophenol có tên trong danh sách cấm. Nó không thể được dùng trong nuôi trồng cua".
Nông dân trồng cua ở đảo Sùng Minh thuộc thành phố Thượng Hải cũng nhấn mạnh, họ không bao giờ dùng bất cứ loại thuốc trừ sâu nào để diệt các loài có hại cho cua. Trong khi đó, Giáo sư Wang Wu thuộc Đại học Hải dương Thượng Hải, khuyên người tiêu dùng không nên quá lo lắng trước các tin đồn.
"Nếu bột muối có tác dụng rửa sạch cua lông như vậy, tại sao các nhà chức trách còn phải nhọc công yêu cầu nông dân không sử dụng thuốc trừ sâu làm gì? Những tin đồn thất thiệt kiểu này rõ ràng gây ảnh hưởng tiêu cực tới nông dân và ngành kinh doanh cua, nhất là khi đang vào mùa cua lông", giáo sư bày tỏ.
Huyền Trang
No comments:
Post a Comment