(Đất Việt) Chính quyền TP.Đà Nẵng vừa có văn bản chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường quản lý hoạt động thu mua hàng hóa của thương nhân Trung Quốc trên địa bàn.
Đầu tháng 6, nhiều ngư dân miền Trung hớn hở vì vớ được các thương lái Trung Quốc (TQ) mua hàng giá cao. Nhiều người đổ xô bán thốc, bán tháo hải sản cho họ, đẩy các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản trong nước rơi vào tình trạng “đói” nguyên liệu.
Lao đao vì thương lái Trung Quốc
“Thương lái TQ đi dọc miền Trung tới Nam Bộ thu gom hải sản với giá cao hơn thị trường 10 - 20%. Họ đem về nước chế biến rồi mới xuất sang Nhật nhưng giá vẫn rẻ hơn DN Việt Nam. Chi phí như vậy, chắc chắn thương lái TQ sẽ bị lỗ nếu không có sự hậu thuẫn từ một thế lực khác?”, ông Đỗ Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Công ty thủy sản Phước Tiến (Đà Nẵng) nhận định.
Hiện nhiều ngư dân miền Trung đang khóc dở, mếu dở khi liên tục trong nhiều ngày qua, mực rớt giá thê thảm. Trước đây, thương lái TQ đã mua với giá 150.000 đồng/kg mực thì nay, khi họ rút đi, người dân mời chào cả ngày cũng chỉ bán được 50.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Mười - chủ tàu câu mực (Đna-90567, Đà Nẵng), cho biết: “Giá mực đầu năm nay có rớt nhưng cũng còn được 120.000 đồng/kg, cố gắng vẫn ra khơi được. Nhưng khoảng tháng nay, giá mực đột ngột hạ xuống còn 50.000 - 60.000 đồng/kg - rớt chưa từng thấy. Giá bán như thế này ra biển, đánh được bao nhiêu cũng lỗ”.
Lao đao vì thương lái Trung Quốc
“Thương lái TQ đi dọc miền Trung tới Nam Bộ thu gom hải sản với giá cao hơn thị trường 10 - 20%. Họ đem về nước chế biến rồi mới xuất sang Nhật nhưng giá vẫn rẻ hơn DN Việt Nam. Chi phí như vậy, chắc chắn thương lái TQ sẽ bị lỗ nếu không có sự hậu thuẫn từ một thế lực khác?”, ông Đỗ Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Công ty thủy sản Phước Tiến (Đà Nẵng) nhận định.
Hiện nhiều ngư dân miền Trung đang khóc dở, mếu dở khi liên tục trong nhiều ngày qua, mực rớt giá thê thảm. Trước đây, thương lái TQ đã mua với giá 150.000 đồng/kg mực thì nay, khi họ rút đi, người dân mời chào cả ngày cũng chỉ bán được 50.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Mười - chủ tàu câu mực (Đna-90567, Đà Nẵng), cho biết: “Giá mực đầu năm nay có rớt nhưng cũng còn được 120.000 đồng/kg, cố gắng vẫn ra khơi được. Nhưng khoảng tháng nay, giá mực đột ngột hạ xuống còn 50.000 - 60.000 đồng/kg - rớt chưa từng thấy. Giá bán như thế này ra biển, đánh được bao nhiêu cũng lỗ”.
Mực ế ẩm, rớt giá tồn tại cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Không chỉ dùng chiêu ép giá, thương lái TQ gần đây còn bỏ trốn, quỵt nợ khiến hàng ngàn người dân lao đao. Lúc đầu họ mua bán sòng phẳng với số lượng nhỏ tạo uy tín, sau đó mua với số lượng lớn và “mất tích”. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có hàng ngàn tàu câu mực ở miền Trung đang phải nằm bờ.
Biết “chơi bẩn” vẫn sập bẫy
Ông Phan Văn Kha, Giám đốc Sở Công thương TP Đà Nẵng, cho biết, thương lái TQ thông qua các thương lái người Việt gom hàng ở cảng cá Thọ Quang rồi chuyển ra Huế đóng thùng, chuyển tiếp ra Quảng Ninh, khi nào qua Móng Cái mới thanh toán tiền. Một số thương lái TQ sử dụng hộ chiếu du lịch sang tận cảng cá, nhìn tận mặt lô hàng, được thì gật đầu, việc còn lại để thương lái người Việt thực hiện. Rõ ràng, thương lái TQ không trực tiếp đứng ra mua hàng nên ngành chức năng không thể xử lý được, chỉ có thể tuyên truyền cho các thương lái người Việt phải cảnh giác khi gom hàng buôn bán theo đường tiểu ngạch đầy rủi ro như vậy. “Nhưng họ là thương lái, cứ thấy lợi trước mắt là làm”, ông Kha cho biết thêm.
Cũng theo ông Kha, những trò “bẩn” của thương lái TQ dù đã diễn nhiều lần nhưng người dân Việt Nam vẫn dính “bẫy”, vì ham lời. Vì lợi ích trước mắt nên người dân sẵn sàng bỏ cả những hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến thủy sản ở trong nước đã ký để chạy theo thương lái TQ. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp của nước ta còn manh mún, thiếu chiến lược, hàng hóa sản xuất ra giá cả phập phù, do đó mà hàng hóa thường được gom đi theo đường tiểu ngạch xuất sang TQ.
Để người dân không bị dính “bẫy” của thương lái Trung Quốc, UBND TP Đà Nẵng vừa yêu cầu các đơn vị liên quan phải tuyên truyền mạnh để người dân hiểu thủ đoạn của các đối tượng sử dụng hộ chiếu du lịch, giấy thông hành nhập cảnh và lưu trú dài ngày ở Việt Nam để tổ chức trái phép mạng lưới thu gom hàng hóa trực tiếp của người dân (nông sản, thủy sản). Bên cạnh đó là thủ đoạn thuê thương lái người Việt để mua hàng nhằm trốn tránh các quy định của pháp luật; thực hiện các hành vi lừa đảo làm xáo trộn thị trường hàng hóa, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Các quận, huyện và đơn vị liên quan cần phổ biến pháp luật với nông dân, ngư dân, đầu mối cung cấp nông - hải sản... không tiếp tay cho các hoạt động thu gom hàng hóa, vận chuyển theo đường tiểu ngạch với thương lái TQ. Ngoài ra, ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra để xử lý các hành vi phạm pháp về lưu trú, thu mua hải sản trái quy định của người nước ngoài tại cảng cá, chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang.
Dù giải pháp của chính quyền Đà Nẵng là kịp thời để cảnh tỉnh nông dân, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, nó cũng chỉ mang tính tình thế. Về lâu dài, Chính phủ phải có chiến lược phát triển nông – lâm - thủy sản ổn định, để người dân không phải bận tâm với chuyện “được mùa, mất giá”, phải phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ nước ngoài như hiện nay.
|