Lời người dịch: Câu chuyện vui “Ngày hạnh phúc của một người Tàu” được phổ biến rộng rãi trong hệ thống Internet tại Trung quốc. Hàng trăm ngàn người Tàu đã vào Google.cn để tìm đọc bài này. Tác giả bài viết (vô danh) dùng thể loại tiếu lâm để diễn tả về cuộc sống của người Tàu luôn luôn bị đe dọa vì thực phẩm độc hại, những sản phẩm chứa đầy chất độc. Dù bài viết mang tính hư cấu dưới dạng hài hước nhưng thật ra đây cũng chính là bức tranh phản ảnh thật sự cuộc sống thường nhật của người người dân Trung quốc hiện nay.Tất cả những chất gây độc hại cho người sử dụng trong câu chuyện hư cấu này đều đã xảy ra thật sự. Thực phẩm độc hại,sản phẩm chứa đầy chất độc của Trung quốc là một sự thật mà ta phải cẩn trọng đề phòng.
Sáng sớm thức dậy vội vã đi làm vệ sinh buổi sáng, đánh răng súc miệng với kem đánh răng “Tianqi”, loại kem chứa đầy chất Diethylenglycol [1]. Tắm rửa với nước hôi mùi rong rêu nhiễm vi trùng Cyano [2]. Nấu nước khuấy cho đứa con trai cưng chai sữa bột hiệu “Sanlu” có trộn thêm Melamine [3] và riêng cho mình một cốc Xì dầu, loại hàng được chế tạo bất hợp pháp.
Điểm tâm đi làm việc với vài cái bánh bao dùng loại bột mì được tẩy trắng bằng chất Sulfur trông thật đẹp mắt. Bánh làm bằng nhân thịt trộn với giấy bìa “cạt tông” [4]. Bánh bao ăn cùng một ít dưa chua ngâm trong các thùng chứa sơn màu trước đây. Xong xuôi yên tâm đi làm việc nhưng không quên cầm theo ít cái bánh được làm từ hồi năm 2005. Cuối cùng thì stress buổi sáng cũng giải quyết xong, thở ra một hơi dài nhẹ nhỏm, lòng phơi phới đi bộ thong thả qua cây cầu mới xây nhưng lại bị gãy sụp một phần. Hạnh phúc quá, được hít thở bầu không khí chứa đầy chất CO (Carbonmonooxid, khói xe hơi)!
Nghỉ buổi trưa cùng đồng nghiệp ra nhà hàng Kentucky Fried Chicken, kêu một con gà vàng óng tẩm chất màu độc “Sudanhong” [5] thêm một ly Coca Cola chứa nhiều Benzol [6]. Buổi chiều gọi điện thoại hỏi thăm cô bạn gái không ngờ lại nghe cô đang tức tưởi ở đầu dây, có thể cô ta đã làm cho sàn chứng khoán bị sụp gây thiệt hại lớn. Thôi thì để an ủi, mời cô đi ăn, đến tiệm ăn vừa mới khai trương.
Gọi một vài món rau cải chiên. Mấy món này được chiên với loại dầu được lọc lại từ nước cống thải. Kêu thêm con lương nướng được nuôi bằng thuốc ngừa thai cho mau lớn. Đặt thêm một phần tôm thật cay, đây là những con tôm được nhà hàng bốc lên dưới những hồ nước bốc mùi hôi thối. Một phần rau Spinat đậm thuốc trừ sâu Pestizi, một phần dưa chua chứa đầy chất Nitrit [7], một phần thịt heo với nhiều Clenbuterol [8], một phần bao tử heo ướp chất Formalin, mỗi người một chén nấm mèo trắng hông khói với Sulfur. Mỗi khách ăn còn được chủ quán tặng một món quà nhỏ: Một gói trà xanh hiệu nỗi tiếng “Pi Lo Chun” [9] chứa hơn một trăm lần hơn chất kim loại nặng. Cuối bữa ăn uống thêm ly Bia Formaldehyd [10]. Hóa đơn tính tiền ghi rõ 318 Yuan. Thật là may mắn! Trong đống tiền thối lại có tờ bạc giả nằm chen vào.
Trên đường về nhà còn bị chiếc BMW ủi vào người. Lại thêm may mắn nữa! ”Bây giờ mình nằm vạ ở đây kiếm ít tiền thử xem.” Nằm yên bất động trên đường, hé mở mắt ra nhìn bổng thấy chiếc BMW đang gài số de lùi cán cho chết để phi tan. Vậy là nhổm dậy co giò phóng chạy thật nhanh như dân chạy đua vô địch thế giới.
Cuối cùng rồi cũng về đến nhà. Ráng nhắm mắt ngủ nhưng cái mùi Sulfur [11] từ căn phòng mới sửa sang lại bốc sang cay cả con mắt. Kéo cái chăn tệ hại phủ đầu lại. Nằm nghĩ đến cái nợ hàng trăm ngàn Yuan để mua cái nhà, không thể nào ngủ được. Trời sắp sáng rồi. Nốc nguyên nửa chai thuốc ngủ mà cũng chẳng có hiệu quả gì. Bây giờ uống thêm viên thuốc ngủ – Trời, thuốc viên làm bằng gạo nếp! Làm gì bây giờ? Uống chai thuốc rầy Pestizid thì xem như mọi chuyện xong xuôi, giải thoát cuộc đời. Nhưng cũng không có gì xảy ra, vẫn chưa chết, thì ra thuốc rầy lại được hòa với xì dầu!
Phương Tôn
Tháng 5.2010
[1] Cơ quan canh phòng dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ FDA (Food and Drug Administration) và một vài quốc gia thuộc EU như Tây Ban Nha, Pháp quốc đã từng báo động kem đánh răng có chứa phụ chất Diethylenglykoc (DEG) đến từ Trung quốc đã tràn ra thị trường tại các nước này. DEG thường được dùng trong các sản phẩm chống đông lạnh trong kỹ nghệ xe hơi, kỹ nghệ chế tạo giấy, công nghệ nhuộm vải,…
DEG với số lượng ngoài mức quy định như trong kem đánh răng của Trung quốc có thể gây hậu quả sức khỏe cho trẻ em
DEG với số lượng ngoài mức quy định như trong kem đánh răng của Trung quốc có thể gây hậu quả sức khỏe cho trẻ em
[2] Hình ảnh chụp được từ vệ tinh cho thấy 33 cây số vuông trong hồ Chaohu tại Trung quốc nổi đầy rong rêu. Trong năm vừa qua rong rêu tràn rộng thêm chiếm 150 cây số vuông. Đây chính là hang ổ của loại vi trùng nguy hiểm Cyano. Người dùng nước có Cyano để uống hay tắm rửa có thể bị bệnh ngứa ngoài da, mắt bị nhiễm độc, tai bị đau. Trường hợp nặng có thể bị ói mữa, tiêu chảy, thân thể bị nhức mỏi, hơi thở khó khăn v.v…
[3] nhiều người dân tại Trung quốc có con trẻ uống sữa Sanlu bị mắc bệnh thận đã cảnh báo và khiếu nại với Hãng Sữa Sanlu và với chính quyền, nhưng không nhận được một sự hổ trợ nào cả. Đầu tháng 8 năm nay, nhà cầm quyền Trung Quốc được thông báo rõ vấn đề nầy đã đi vào tình trạng trầm trọng. Sự cố nầy cũng được công bố trên Mạng Gagsiq của chính quyền Trung Quốc, nhưng liền bị xóa bỏ. Nhà cầm quyền Trung Quốc muốn ém nhẹm sự việc không muốn gây ồn ào tai tiếng hoặc bị kiện tụng trong thời gian tổ chức Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh.
Theo nguồn tin của Thông Tấn Xã Ritzau, từ 295 mẫu thử nghiệm kết quả cho thấy 24 mẫu có Melamine. 3 công ty lớn nhất Trung Quốc là Mengnui, Yili và Guangming sản xuất sữa bột có Melamine. Hai công ty Sanyuan và Nestlé được chứng nhận không pha trộn Melamine vào sản phẩm sữa của họ. 5 công ty nầy chiếm 70% thị trường tiêu thụ sữa của Trung Quốc, và xuất cảng sữa cùng thức uống, thực phẩm làm bằng sữa bột ra nước ngòai. Việt Nam là “khách hàng ưu tú” với lượng tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc rất lớn. Theo Tân Hoa Xã nhiều người bị bắt giữ liên hệ đến vụ làm sữa pha trộn Melamine. Trong số đó có ông thị trưởng thành phố.
( Trích từ : Sanlu: Nỗi Đau Không Tưởng )
[4] Theo tin từ “Beijing News”, Zi Beijia bị kết án gây tiếng xấu cho một loại thực phẩm ăn uống tại Trung quốc. Zi phóng viên một đài truyền hình nhà nước từng công bố một bài phóng sự nói về những hàng quán dọc đường tại Bắc Kinh sản xuất và bán loại bánh bao nhân thịt trộn thêm giấy “cạt tông” được làm bằng chất hóa học. Bài phóng sự của Zi gây chấn động dư luận tại Trung quốc. Điều dễ dự đoán là Zi bị đài truyền hình nhà nước sa thải vì tội làm phóng sự “thiếu trách nhiệm” !
[5] Vào tháng 12. 2006 Tan Weitang giám đốc Guangzhou Tianyang Foodstuffs Company cùng viên phó giám đốc bị tuyên án 15 năm tù giam về tội cho trộn chất màu Sudan đỏ (Sudan® III) trong ớt dầu và ớt bột. Với phương pháp ác độc này cả hai từ tháng tư 2002 đến tháng ba 2005 thu được hơn nữa triệu dollar lợi nhuận.
Theo TS Mai Thanh Truyết: …Sudan là một loại phẩm màu tổng hợp chứa các hợp chất azo, naphtols và các gốc methyl di động. Thông thường phẩm màu được áp dụng thường xuyên trong thực phẩm là sudan đỏ I, có công thức tổng quát là C16H12N2O. Ngoài ra còn có sudan II màu cam, sudan III màu đỏ ceresin (màu đỏ đậm), và sudan IV còn có tên là dung môi đỏ 24. Sự thay đổi màu sắc của các sudan là do sự chuyển đổi vị trí của các nhóm gốc methyl.
Trong kỹ nghệ, phẩm màu sudan thường được dùng để nhuộm da giày, vải vóc, các đồ dùng đồ chơi bằng plastic, pha màu dầu nhớt kỹ nghệ, v.v… Sudan tan trong dầu mỡ và định màu trong đó.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới thì sudan, sau khi định màu trong các mô mỡ, sẽ bị phân đoạn do phản ứng azo-khử để cho ra aniline và amino-naphtol là hai độc chất cho con người.
Kể từ năm 2003, tại Pháp, sudan I được xếp vào loại hóa chất có thể gây chuyển đổi các nhiễm sắc thể di truyền và thuộc loại có nguy cơ gây ung thư loại 3…
(Trích từ : Phẩm màu trong thực phẩm )
[6] Tai nạn hóa học xảy ra trong một cơ xưởng tại Trung quốc gây cho dòng sông Songhua bị nhiễm độc chất hóa học Benzol. Qua đó 3,8 triệu người dân thành phố nằm về phía đông bắc của nước này bị mất nguồn nước uống trong sạch. Nhà chức trách cho biết, việc dùng nước của giòng sông đang bị nhiễm độc chất Benzol có thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư.
Tấm thảm chất độc Benzol trên dòng sông Songhua kéo dài 80 cây số giết chết toàn bộ cá của dòng sông. Nhà chức trách địa phương ban hành tình trạng báo động, trường học đóng cửa, các bệnh viện được đặt vào tình trạng khẩn trương. Các khoa học gia cho biết độ đậm đặt Benzol trên sông Songhua vượt quá tiêu chuẩn cho phép 30 lần và 100 lần nhiều hơn so với mức bình thường trước đây. Zhang Lanying giám đốc viện nghiên cứu môi trường thuộc đại học Jilin cho biết, dùng nước bị nhiễm chất Benzol có thể dẫn đến bệnh ung thư máu.
[7] Nhà chức trách tại thành phố Thượng Hải điều tra nguyên nhân vụ nhiễm độc chất Nitrit làm cho một người đàn ông bị chết và gây cho 25 công nhân nhiễm bệnh sau khi những người này đi ăn tại một quán ăn nhanh tại quận Pudong New Area thuộc thành phố Thượng Hải.
Kết quả khảo nghiệm tử thi cho thấy người xấu số bị độc Nitrit. Sau khi khảo nghiệm các món ăn của quán ăn nhanh này, cơ quan bảo vệ sức khỏe tại đây cho biết, món gà muối và món tàu hủ có độ đậm đặt Nitrit quá mức quy định. Sui Bo, một cán bộ điều tra cho biết : “Chúng tôi phỏng đoán, chủ quán dùng muối kỹ nghệ để nêm nếm thức ăn”. Nạn nhân bị nhiễm độc Nitrit thường bị ói mữa, nhức đầu, hơn thở ngắn gấp rút, da trở nên có màu xanh.
Trước đó vào tháng 9 cũng đã có 66 người bị nhiễm độc Nitrit trong một căn tin của một cơ xưởng tại quận Qingpu
[8] Trong dịp viếng thăm một trang trại nuôi heo tại tỉnh Henan, viên phó thủ tướng Trung quốc đặc trách nông nghiệp lấy làm ngạc nhiên khi thấy bên cạnh một số lớn heo mập mạp, lông lá mượt mà trông rất mạnh khỏe lại có vài ba con heo trông ốm yếu dơ bẩn. Khi hỏi lý do sự khác biệt, người chủ trang trại trả lời ngài phó thủ tướng: “Những con heo trông mập mạp tốt tướng được nuôi ăn với thực phẩm có chất Clenbuterol. Thịt heo loại này dễ bán mà lại được giá. Chúng tôi bán chúng cho dân thành thị. Còn mấy con kia được giữ riêng cho chúng tôi dùng”. Một cán bộ đi theo ngài phó thủ tướng tỏ ra ngạc nhiên buộc miệng hỏi “Quý vị có biết là Clenbuterol hại cho sức khỏe người dùng không?” Viên chủ trang trại nhún vai trả lời “Chúng tôi biết điều đó nhưng dân thành thị có bảo hiểm sức khỏe nên không sao hết.”
Clenbuterol là một loại dược phẩm được dùng để chống lại bệnh suyễn. Kỹ nghệ chăn nuôi tại Trung quốc thường lạm dụng trộn Clenbuterol cùng thực phẩm để nuôi thú vật chóng lớn. Người dùng thực phẩm có chứa Clenbuterol thường bị những biến chứng như tim đập mạnh, bắp thịt bị run rẩy, nhức đầu, nhiệt độ thân thể tăng cao.
[9] Hậu quả của ô nhiễm kim loại nặng trên sức khỏe ?
Mạn tính: Đây là tình trạng nguy hiểm và thường gặp hơn do ăn phải thức ăn có hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng cao; chúng nhiễm và tích lũy dần dần rồi gây hại cho cơ thể. Nơi tích lũy thường là gan, thận, não, đào thải dần qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu. Khi cơ thể tích lũy một lượng đáng kể Chì sẽ dần dần xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc như hơi thở hôi, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, thường gây sảy thai ở phụ nữ có thai. Ngộ độc mãn tính do tích lũy những liều lượng nhỏ Asen trong thời gian dài có thể gây các biểu hiện như: da mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày và ruột, đau mắt, đau tai, cảm giác về sự di động bị rối loại, có Asen trong nước tiểu, gầy yếu dần và kiệt sức.
Riêng tại Trung quốc theo bản tin từ hãng Thông Tấn Reutes: Chẳng cần nhìn đâu xa ngoài dòng sông chảy qua Shangba để hiểu được mức độ ô nhiễm kim loại nặng mà theo các chuyên gia là đã biến các xóm nhỏ ở khu vực phía nam Trung Quốc thành những làng ung thư.
Dòng chảy đổi từ màu trắng đục sang màu cam chói lọi, còn nước sông thì đặc sền sệt, chỉ hơi gợn lên trong gió. Ở Shangba, con sông chỉ đem đến sự chết chóc, không còn là nguồn nuôi dưỡng các cư dân nơi đây.
“Mọi loại cá đều không sống nổi, thậm chí cả gà vịt uống nước sông này cũng lăn quay ra chết. Nếu bạn nhúng chân xuống nước bạn sẽ bị phát ban và ngứa khủng khiếp”, Hà Thuận Tài, một nông dân 34 tuổi sống ở Shangba từ lúc chào đời tới giờ, nói: “Chỉ riêng trong năm ngoái, 6 người ở làng tôi đã qua đời vì ung thư, họ ở độ tuổi từ 30-40″.
Ung thư đã phủ bóng đen xuống các ngôi làng ở khu vực phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc này khi đất trồng bị ô nhiễm kim loại nặng vốn được dùng trong sản xuất pin, linh kiện máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác.
Mỗi năm, ước tính có tới 460.000 người chết sớm ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí và nguồn nước, theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2007.
Hai cháu gái của bà Diệu Thuận vĩnh viễn ra đi ở tuổi 12 và 18 do ung thư thận và dạ dày mặc dù hai loại ung thư này hiếm khi nhiễm ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ ung thư đường tiêu hóa cao là do sử dụng nước ăn ô nhiễm.
“Chắc chắn là do Daboshan và nước bẩn”, người bà 82 tuổi nói. “Các bé gái luôn chơi ở sông, thậm chí cả nước giếng của chúng tôi cũng bị ô nhiễm”, bà Diệu nói.
Con sông nơi trẻ em hay chơi đùa kéo dài từ cuối mỏ Daboshan, do Công ty khai mỏ Dabaoshan Quảng Đông làm chủ, chảy qua trước ngôi nhà xiêu vẹo của bà. Nước sông bị ô nhiễm catmi, chì, indi và kẽm cùng nhiều kim loại khác.
Các làng lấy nước giếng làm nước ăn ở Shangba tưởng là an toàn nhưng nhiều mẫu thử mà trung tâm BioMed lấy về kiểm tra hồi tháng 7 cho thấy, nước giếng nơi đây chứa lượng catmi quá mức cho phép, một thứ kim loại nặng sinh ung thư, cũng như có hàm lượng kẽm quá lớn, có thể hủy hoại gan và dẫn tới ung thư.
“Trung Quốc có rất nhiều làng ung thư và rất có thể, các trường hợp ung thư đang ngày càng tăng này bắt nguồn từ ô nhiễm nước”, Edward Chan, một chuyên gia thuộc tổ chức Hòa Bình Xanh ở phía nam Trung Quốc nhấn mạnh.
Nhưng không chỉ có nước, các kim loại nặng sinh ung thư cũng đã “xâm nhập” vào lương thực.
Hàng đống phế phẩm trong quá trình khai khoáng thải ra bên cạnh nhiều ruộng lúa trải khắp vùng.
Rất ít gia đình ở các ngôi làng nằm dọc theo dòng sông chảy từ mỏ Daboshan thoát khỏi ung thư.
Hầu hết bệnh nhân là những người ung thư dạ dày, gan, thận và ruột kết, chiếm tới khoảng 85% số ca mắc bệnh. Tỷ lệ ung thư ở các làng này chưa được thống kê, nhưng các nhóm nghiên cứu cho thấy chúng cao hơn nhiều so với mức trung bình quốc gia.
Tỷ lệ tử vong do ung thư tăng lên tới 19% ở các thành phố và 23% các khu vực nông thôn năm 2006, so với năm 2005.
Trích đăng: China – Làng ung thư Trung Quốc: Cái giá của bùng nổ kinh tế
Dòng chảy đổi từ màu trắng đục sang màu cam chói lọi, còn nước sông thì đặc sền sệt, chỉ hơi gợn lên trong gió. Ở Shangba, con sông chỉ đem đến sự chết chóc, không còn là nguồn nuôi dưỡng các cư dân nơi đây.
“Mọi loại cá đều không sống nổi, thậm chí cả gà vịt uống nước sông này cũng lăn quay ra chết. Nếu bạn nhúng chân xuống nước bạn sẽ bị phát ban và ngứa khủng khiếp”, Hà Thuận Tài, một nông dân 34 tuổi sống ở Shangba từ lúc chào đời tới giờ, nói: “Chỉ riêng trong năm ngoái, 6 người ở làng tôi đã qua đời vì ung thư, họ ở độ tuổi từ 30-40″.
Ung thư đã phủ bóng đen xuống các ngôi làng ở khu vực phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc này khi đất trồng bị ô nhiễm kim loại nặng vốn được dùng trong sản xuất pin, linh kiện máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác.
Mỗi năm, ước tính có tới 460.000 người chết sớm ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí và nguồn nước, theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2007.
Hai cháu gái của bà Diệu Thuận vĩnh viễn ra đi ở tuổi 12 và 18 do ung thư thận và dạ dày mặc dù hai loại ung thư này hiếm khi nhiễm ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ ung thư đường tiêu hóa cao là do sử dụng nước ăn ô nhiễm.
“Chắc chắn là do Daboshan và nước bẩn”, người bà 82 tuổi nói. “Các bé gái luôn chơi ở sông, thậm chí cả nước giếng của chúng tôi cũng bị ô nhiễm”, bà Diệu nói.
Con sông nơi trẻ em hay chơi đùa kéo dài từ cuối mỏ Daboshan, do Công ty khai mỏ Dabaoshan Quảng Đông làm chủ, chảy qua trước ngôi nhà xiêu vẹo của bà. Nước sông bị ô nhiễm catmi, chì, indi và kẽm cùng nhiều kim loại khác.
Các làng lấy nước giếng làm nước ăn ở Shangba tưởng là an toàn nhưng nhiều mẫu thử mà trung tâm BioMed lấy về kiểm tra hồi tháng 7 cho thấy, nước giếng nơi đây chứa lượng catmi quá mức cho phép, một thứ kim loại nặng sinh ung thư, cũng như có hàm lượng kẽm quá lớn, có thể hủy hoại gan và dẫn tới ung thư.
“Trung Quốc có rất nhiều làng ung thư và rất có thể, các trường hợp ung thư đang ngày càng tăng này bắt nguồn từ ô nhiễm nước”, Edward Chan, một chuyên gia thuộc tổ chức Hòa Bình Xanh ở phía nam Trung Quốc nhấn mạnh.
Nhưng không chỉ có nước, các kim loại nặng sinh ung thư cũng đã “xâm nhập” vào lương thực.
Hàng đống phế phẩm trong quá trình khai khoáng thải ra bên cạnh nhiều ruộng lúa trải khắp vùng.
Rất ít gia đình ở các ngôi làng nằm dọc theo dòng sông chảy từ mỏ Daboshan thoát khỏi ung thư.
Hầu hết bệnh nhân là những người ung thư dạ dày, gan, thận và ruột kết, chiếm tới khoảng 85% số ca mắc bệnh. Tỷ lệ ung thư ở các làng này chưa được thống kê, nhưng các nhóm nghiên cứu cho thấy chúng cao hơn nhiều so với mức trung bình quốc gia.
Tỷ lệ tử vong do ung thư tăng lên tới 19% ở các thành phố và 23% các khu vực nông thôn năm 2006, so với năm 2005.
Trích đăng: China – Làng ung thư Trung Quốc: Cái giá của bùng nổ kinh tế
[10] Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết 95% Bia sản xuất tại Trung quốc đều có chứa Formaldehyd. Trong số này một phần lớn vượt qua sáu lần hơn tiêu chẩn được đưa ra là 0,2ppm.
Các đây hai năm tại Shenzhen công ty sản xuất Bia Kingway Bier gây náo động quần chúng khi tung ra chiêu quảng cáo độc đáo cho rằng, Bia Kingway là hãng Bia đầu tiên tại Trung quốc hoàn toàn không có Formaldehyd. Đây là lối xác nhận gián tiếp, từ trước đến nay các hãng Bia tại Trung quốc sử dụng chất hóa học này.
Thông thường chất hóa học Formaldehyd được dùng để ướp xác, giữ xác người chết được tươi trong bệnh viện. Trong kỹ nghệ Bia Trung quốc, Formaldehyd được dùng để Bia có màu đẹp hơn, thu ngắn thời gian sản xuất Bia giúp giá sản xuất thấp hơn bình thường.
[11] Hàng ngàn căn nhà tại Mỹ vừa được phác giác bị nhiễm độc vì sử dụng vật liệu xây dựngDrywall “Made in China”.
Theo lời Thomas Martin chủ tịch tổ chức “America’s Watchdog” chuyên bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại Mỹ cho biết “đây là một thảm họa có mức độ không ngờ được”. Những tấmDrywall lót tường hoặc lót trần nhà được sản xuất từ Trung quốc tiết ra khí Sulfur (lưu huỳnh) khi trộn lẫn cùng không khí ẩm liền phát sinh ra chất sulphuric acid. Đây là một chất acid độc hại có sức tàn phá mạnh.
Rất nhiều căn nhà sử dụng những tấm Drywall “Made in China” bị nhiễm độc thường phát ra mùi trứng thối. Vật liệu trong nhà bằng sắt thép biến dần dần thành màu đen. Máy móc dụng cụ sử dụng trong nhà bị hư hỏng. Người sống trong những căn nhà này thường bị bệnh về đường khí quãn, bị chóng mặt, nhức đầu, mệt mõi, mắt bị ngứa. Nhiều người bỗng nhiên bị bất tỉnh, lên cơn kinh phong hoặc bị hoại gan.
(Trích từ Made in China: Cơn ác mộng triền miên )