(Dân trí) – “Rhodamine B là một loại chất hoá học dùng để nhuộm quần áo, cấm tuyệt đối trong thực phẩm và thuốc.. Nếu ăn hạt dưa nhuộm Rhodamine sẽ gây suy gan, thận và cả bệnh ung thư”, BS Nguyễn Xuân Hướng, chủ tịch Hội đông y Việt Nam khẳng định.
“Ngay cả việc nhuộm quần áo bằng chất Rhodamine B người ta cũng rất e ngại, vì nếu mặc quần áo mà vẫn còn tồn dư của chất nhuộm này có thể gây ưng thư da cho người mặc. Vì thế, việc cố tình nhuộm Rhodamine B vào hạt dưa hay bất cứ thực phẩm nào là điều không thể chấp nhận được”, BS Hướng nói tiếp.
Theo BS Hướng, khi nhuộm hạt dưa bằng chất này, người ta pha loãng rồi đổ hạt dưa vào trộn lên, sau đem phơi khô. Chưa nói chất này có thể qua vỏ dưa ngấm vào bên trong hạt mà chỉ cần cắn hạt dưa, tiếp xúc vỏ dưa dính hoá chất này cũng đã rất nguy hiểm. Sự tích tụ lâu ngày trong cơ thể chất này trước hết gây tổn thương gan, thận, lâu dần gây ung thư. Còn với những người gan kém, sự đào thải qua gan kém có thể gây dị ứng tức thì, biểu hiện là nổi mẩn trên da, xung huyết.
BS Hướng cho rằng, những người kinh doanh này vì quá ham hố lợi nhuận cũng như vì sự tiện dụng, đơn giản nên đã lạm dụng Rhodamine B. Còn bình thường, thực phẩm có thể nhuộm màu đỏ, lên màu rất đẹp bằng cây chi tử hoặc nghệ kết hợp nước vôi mà không hề độc hại.
“Ngay cả việc nhuộm quần áo bằng chất Rhodamine B người ta cũng rất e ngại, vì nếu mặc quần áo mà vẫn còn tồn dư của chất nhuộm này có thể gây ưng thư da cho người mặc. Vì thế, việc cố tình nhuộm Rhodamine B vào hạt dưa hay bất cứ thực phẩm nào là điều không thể chấp nhận được”, BS Hướng nói tiếp.
Theo BS Hướng, khi nhuộm hạt dưa bằng chất này, người ta pha loãng rồi đổ hạt dưa vào trộn lên, sau đem phơi khô. Chưa nói chất này có thể qua vỏ dưa ngấm vào bên trong hạt mà chỉ cần cắn hạt dưa, tiếp xúc vỏ dưa dính hoá chất này cũng đã rất nguy hiểm. Sự tích tụ lâu ngày trong cơ thể chất này trước hết gây tổn thương gan, thận, lâu dần gây ung thư. Còn với những người gan kém, sự đào thải qua gan kém có thể gây dị ứng tức thì, biểu hiện là nổi mẩn trên da, xung huyết.
BS Hướng cho rằng, những người kinh doanh này vì quá ham hố lợi nhuận cũng như vì sự tiện dụng, đơn giản nên đã lạm dụng Rhodamine B. Còn bình thường, thực phẩm có thể nhuộm màu đỏ, lên màu rất đẹp bằng cây chi tử hoặc nghệ kết hợp nước vôi mà không hề độc hại.
Người dân có thể dùng nước ép chi tử để nhuộm màu thực phẩm, vừa lên màu tươi đỏ đẹp vừa không gây độc hại cho cơ thể. Nhưng cũng cần lựa chọn chi tử tự nhiên, không bị nhuộm chất này. Trong ảnh, chi tử túi vàng, bên trái là màu tự nhiên nâu sẫm, còn bên phải, là chi tử nhuộm màu nâu đỏ hơn (Ảnh: H.Hải)
Tuy nhiên BS Hướng lưu ý, thời gian vừa qua, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã phát hiện 25/57 mẫu chi tử chứa chất độc hại Rhodamine B này, do người ta nhuộm vào để chi tử vừa có thêm màu đỏ đẹp, vừa chống mối mọt. Vì thế, nếu dùng phải những loại chi tử đã bị nhuộm Rhodamine B để nhuộm màu thực phẩm thì cũng nguy hiểm không kém việc nhuộm trực tiếp chất này lên thực phẩm.
Hồng Hải