Trước hết xin nói rõ là bài viết không nhằm đả phá Cty Việt Hương, nhưng vì đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe của hàng triệu người Việt đang sinh sống ở Mỹ và Canada nên việc nêu lên các nghi vấn là điều cần thiết. Hơn nữa một bài viết gần đây về An toàn thực phẩm của Lan Phương - Washington, DC – VOA trong đó chuyên gia hóa học Mai Thanh Truyết có nói : “Trung Quốc ngày nay có khả năng tạo ra một hóa chất có mùi giống như mùi nước mắm. Họ đã nhại mùi nước mắm “Ba Con Cua” được thị trường người Việt ở hải ngoại ưa chuộng từ lâu.”
3 con cua “Made in Thailand” thật ra là của Cty Việt Hương của ông Chung Sanh.
Người Việt lâu nay ủng hộ 3 Con Cua vì một trong những lý do (hoặc cả ba) :
- Ngon (đây là sự thật – nhưng có phải là nước mắm thứ thiệt làm từ cá không thì chưa biết).
- Lầm tưởng là sản phẩm của Thái hoặc do người Việt ở Thái làm.
- Được làm từ cá tươi chớ không phải hóa chất.
Ngoài việc “pha chế” trong garage xe tại nhà riêng ở Mỹ, còn nhiều nghi vấn khác nữa mà bài “Nước mắm – Viet Huong Fish Sauce Co. Business Information” chưa đề cập tới như :
- Tại sao pha chế ở Mỹ mà lại ghi Imported from Thailand thay vì Produced in USA ?
- Có một số thông tin cho rằng Cty này đã mua nước mắm Phú Quốc hay Phan Thiết của Việt Nam và nước mắm của Thái Lan,trộn hai thứ lại để tạo ra sản phẩm Việt Hương.(“When I last spoke to members of the Chung family that owns Viet Huong, they revealed that their fish sauce company has operations on Phu Quoc Island and in Thailand. The company takes fish sauce produced from those two sources and carefully blends them at their state-of-the-art factory in Hong Kong.”Viet World Kitchen) Nếu thực sự là như vậy thì tại sao nhản hiệu chỉ ghi Product of Thailand, còn Việt Nam đâu ? Có công bằng cho Việt Nam không ? Nhản hiệu cũ có ghi “Mủi Né – Phan Thiết”. Nhản hiệu mới vô chai tại Hongkong (processed in Hongkong) không còn dòng chữ đó nữa.
- Từ “processed” phải được hiểu như thế nào ? Có nghĩa là pha chế lại rồi vô chai hay chỉ vô chai thôi ?
- Tại sao phải đi lòng vòng qua nhiều nước rồi mới đến Bắc Mỹ ? Đây là việc làm không có hiệu quả kinh tế vì tốn nhiều tiền cho chi phí vận chuyển.
- Nếu được làm tại Thái Lan tại sao không có địa chỉ rõ ràng của cơ sở hoặc nhà máy sản xuất ?
- Hơn nữa, không tìm được hóa đơn vận chuyển hàng gốc (nguyên liệu) từ Việt Nam hoặc Thailand sang Hongkong hoặc sang Mỹ để pha chế. Hóa đơn vận chuyển hàng hóa tìm được từ nhiều nguồn khác nhau chỉ cho thấy nguồn xuất từ Hongkong sang Mỹ.
- Ông Chung Sanh có còn là chủ của công ty hay đã bán cho Trung Quốc ? Nếu còn ông Chung có coi Việt Nam là tổ quốc thứ hai không ?
- Cần lưu ý là trên bao bì ghi “Tổng phát hành”, tiếng Anh ghi “Distributed”. Như vậy có nghĩa đây là đại lý phân phối hàng chớ không phải nhà sản xuất và như vậy việc pha chế có hợp pháp không vì không đúng với giấy tờ đăng ký ?
- Cty có đăng ký bản quyền cho Tên và Logo (hình 3 con cua) ở Mỹ (Registration number : 1,445,437) nhưng không tìm được giấy phép sản xuất. Cần biết rằng ở Mỹ ai cũng có thể đăng ký bản quyền cho Tên và Logo nếu muốn, chỉ cần thỏa mản hai điều kiện :
- “Is anyone using this mark”
- “Will use of my trademark subject me to liability for trademark infringement?”
Trong hai điều kiện trên, không có chổ nào thắc mắc là mình đăng ký để làm gì ?
Địa chỉ : The United States Patent and Trademark Office (USPTO)
Muốn tìm hiểu thêm về cách đăng ký thương hiệu tại Mỹ xin đọc How To Register Your Trademark
Dưới đây là một số tài liệu :
Ngạo Nghễ