Hôm nay:

Điểm mặt các vụ ‘cà khịa’ của tàu Trung Quốc 7h 1 5




Cùng với những tuyên bố  gây tranh cãi về chủ quyền trên biển Đông và Hoa Đông, tàu thuyền Trung Quốc nhiều lần gây hấn với hoạt động đồng nghiệp  Philippines, Nhật Bản…
Cắt cáp tàu thăm dò và bắt giữ ngư dân
Hành động khiêu khích rõ rệt đầu tiên của phía Trung Quốc nhằm vào hoạt động hợp pháp của tàu thuyền Việt Nam diễn ra hồi cuối tháng 5 - đầu tháng 6/2011.

Đầu tiên là vụ việc với tàu Bình Minh 2. Ba tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của Bình Minhhai khi đang làm nhiệm vụ trên vùng thềm lục địa của Việt Nam. Điều đáng nói, khu vực mà tàu Bình Minh hoạt động chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 hải lý, nghĩa là hoàn toàn thuộc vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc quấy nhiễu và cắt cáp thăm dò địa chấn ngay trên vùng biển của Việt Nam. Ảnh minh họa: tuoitre
Ngay tiếp sau đó, trong khi đang làm nhiệm vụ thăm dò địa chấn, tàu Vikinghai của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê hoạt động tại khu vực biển thuộc EEZ của Việt Nam vấp phải sự phá hoại từ tàu cá Trung Quốc.

Sự việc cụ thể, tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 6226 cùng sự hỗ trợ của hai tàu ngư chính (số hiệu 311 và 303) sử dụng thiết bị cắt cáp chuyên dụng để cắt cáp của tàu Viking 2, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Sau hành động phá hoạt này, tàu cá 6226 được sự hỗ trợ thêm của nhiều tàu cá khác bỏ trốn. Việc trang bị sẵn thiết bị chuyên dụng thể hiện mưu đồ và sự chuẩn bị trước kĩ lưỡng của tàu cá Trung Quốc nhằm ngăn cản hoạt động hợp pháp của tàu cá Việt Nam trên lãnh hải quốc gia.

Trong khi đó, căn cứ theo Luật biển 1982, những tàu như hải giám, ngư chính chỉ được hoạt động tại các vùng nội thủy, lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải của Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, chúng hoạt động vượt xa khỏi lãnh thổ cho phép, phá hoạt hoạt động bình thường của tàu cá Việt Nam tại vùng biển Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Hùng, Trưởng Ban điều hành Quỹ nghiên cứu Biển Đông cho rằng, hai sự kiện cho thấy toan tính của Bắc Kinh khi cho đội tàu khoác áo dân sự thực hiện hành vi gây hấn và phá rối.

Bên cạnh việc tấn công hai tàu thăm dò nói trên, phía Bắc Kinh đã thường xuyên có các vụ tấn công hay bắt giữ thuyền đánh cá, ngư dân của Việt Nam, suốt từ năm 2005.

Đẫm máu nhất là vụ việc diễn ra hồi đầu năm 2005. Hai tàu đánh cá của ngư dân Hậu Lộc, Thanh Hóa bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc xả súng bắn và làm 9 người tử vong tại chỗ, hai người bị thương nặng. Hoạt động đánh cá của ngư dân Việt Nam hoàn toàn trong vùng đánh cá chung trong khi chính tàu Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng.

Phản ứng trước hành động dã man này, Bộ Ngoại giao Việt nam thể hiện sự phản đối, yêu cầu bồi thường thiệt hại và điều tra làm rõ sự thật.
Ngày trở về của 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ. Tuy nhiên, không biết còn bao lần ngư dân Việt Nam phải sống trong nỗi lo bị vây bắt vô cớ rồi chịu khổ bên nước người. Ảnh minh họa: nld.com.vn
Mới đây nhất, hồi cuối tháng 3, phía Trung Quốc lại bắt giữ hai tàu cá gồm 21 ngư dân Việt Nam khi đánh bắt cá tại vùng biển thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa. Thậm chí, phát ngôn viên của Cục ngư chính Nam Hải còn đòi phía Việt nam nộp phát 70.000 nhân dân tệ với mỗi ngư dân.

Tuy nhiên, sau một tháng bắt giữ và tạo sức ép ngoại giao, Trung Quốc thả số ngư dân trên cùng một tàu đánh cả, an toàn trở về đảo Lý Sơn.

Quấy rối tàu Nhật Bản

Ngày 7/9/2010, một tàu đánh cá của Trung Quốc đâm vào hai tàu tuần tra của Nhật Bản tại khu vực gần đảo tranh chấp Điếu ngư (Sensaku). Sự việc diễn ra hồi 10h sáng (giờ địa phương), gây hư hại với chohai tàu Mizuki và Yonakuni.

Những video rò rỉ trên mạng Youtube, ghi hình từ hai con tàu tuần tra, sau đó được đệ trình lên Chính phủ  và Quốc hội Nhật Bản cho thấy tàu Trung Quốc cố tình gây hấn. Nhật Bản ngay lập tức bắt giữ tàu cá, nhưng trước sức ép ngoại giao từ phía Bắc Kinh phải thả thuyền trưởng tàu và thậm chí phải bồi thương hơn 10.000 USD.
Ảnh minh họa vụ đâm liên tiếp hai tàu tuần tra của Nhật Bản do tàu cá Trung Quốc thực hiện một cách cố ý. Ảnh minh họa: Business Insider.
Sau sự kiện tháng 9/2010, vào giữa tháng 2/2012, một hành động khiêu khích khác lại được tiến hành. Khi đang thực hiện khảo sát tại vùng biển thuộc Vùng Đặc quyền kinh tế của mình, tàu khảo sát Shoyo của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản bị một tàu Trung Quốc áp sát và yêu cầu dừng hoạt động.

Phía tàu Shoyo khẳng định qua radio rằng hoạt động của tàu là hợp pháp, đúng lãnh thổ (cách đảo Kumejima, tỉnh Okinawa 170 km), tuy nhiên tàu Trung Quốc liên tục quấy nhiễu trong hơn 20 phút.

Đâm chết thuyền trưởng Hàn Quốc
Một trong những hành động khiêu khích đỉnh điểm và đẫm máu là việc thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc đâm chết một hạ sĩ quan Hàn Quốc ngày 12/12/2011.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc phát hiện hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp của một tàu cá Trung Quốc tại khu vực ngoài khơi hòn đảo thuộc biển Hoàng Hải và cố gắng bắt giữ.
Phía Hàn Quốc đã bắt giữ và xử 30 năm tù cho thuyền trưởng Trung Quốc bất chấp áp lực từ Bắc Kinh. Ảnh minh họa: Yonhap.
Khi thực hiện viện khám xét và bắt giữ, thuyền trưởng Trung Quốc sử dụng mảnh thủy tinh đâm vào hạ sĩ quan Lee khiến ông thiệt mạng. Hành động gây căm phẫn với người dân Hàn Quốc.

Vừa qua, ngày 19/3, tòa án Icheon của Hàn Quốc tuyên xử 30 năm tù với thuyền trưởng nói trên và yêu cầu bồi thường 17.500 USD.

“Quây” tàu Phillipines

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines vốn lên cao từ nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là quanh khu vực  bãi đá ngầm Scarborough Shoal (phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).
Ảnh chụp những tàu cá bị tàu chiến Philippines phát hiện và định bắt giữ nhưng gặp sự phản ứng từ tàu hải giám Trung Quốc.
Mới đây nhất là vụ đụng độ tàu chiến của Philippines với tàu hải giám và tàu ngư dân của Trung Quốc ngày 11/4. Theo đó, khi tàu chiến lớn nhất nước này Gregorio del Pilar phát hiện nhiều tàu cá Trung Quốc đang neo đậu tại phạm vi lãnh hải của nước mình với việc đánh bắt san hô trái phép (vùng biển cách bờ phía Tây đảo Luzon của Philippines 124 hải lý).

Ngay sau đó, phía Trung Quốc cử hai tàu hải giám (Zhonggou Haijan 75 & 84) hoạt động gần đó đến bao vây tàu chiến của Philippines, ngăn không cho bắt giữ tàu cá của nước này. Trong những phát ngôn sau đó, Bắc Kinh cho rằng phía Manila cử binh sĩ sang quấy nhiễu tàu cá nước này đang trú ẩn nên phải điều tàu đến bảo vệ quyền lợi.

No comments:

Post a Comment

Older Post:

Newer Post:

Auto Scroll Stop Scroll